Những dấu hiệu lưu thai sớm mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm

dung chu quan voi cac dau hieu thai luu sau va cach xu tri dung dan nhat thumb scaled

Khi biết tin có một em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ người làm ba mẹ nào cũng hồi hộp, trông ngóng từng ngày. Tuy nhiên có nhiều hoàn cảnh không may mắn thai ngừng phát triển giữa chừng. Hơn nữa dấu hiệu thai lưu thường không rõ ràng nên khi phát hiện ra thì đã quá muộn. Mời bạn tham khảo các dấu hiệu thai lưu sớm dưới đây để có các xử lý kịp thời. 

Nguyên nhân gây thai lưu

Thai lưu là gì?

Thai lưu là tình trạng thai không còn sống trước khi được sinh ra. Ngoài ra có một số thai chết khi chuyển dạ hoặc khi sinh cũng gọi là thai lưu. Người ta căn cứ vào thời điểm thai chết để phân làm 2 loại gồm: 

  • Thai lưu dưới 20 tuần: giai đoạn này thường rất khó phát hiện. Mẹ bầu chỉ có thể xác định được bằng cách đi khám thai tiến hành siêu âm. 
  • Thai lưu trên 20 tuần: giai đoạn này dễ phát hiện hơn. Mẹ có thể quan sát sự bất thường đang diễn ra, không thấy vú tiết sữa non và em bé không còn cử động là thai lưu. 
Đừng chủ quan với các dấu hiệu thai lưu sau và cách xử trí đứng đắn nhất 1
Thai lưu là tình trạng thai chết trước khi được sinh ra

Nguyên nhân gây ra thai lưu

Tình trạng thai lưu thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Có nhiều trường hợp thậm chí còn không thể tìm được nguyên nhân. Dưới đây là 3 nguyên nhân thai lưu thường gặp: 

Do bố mẹ 

  • Vì gặp khó khăn tài chính khiến mẹ bầu không ăn uống đủ chất dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho bé.
  • Mẹ hay căng thẳng, lo lắng, stress, trầm cảm, tinh thần không ổn định. 
  • Mẹ bị nhiễm virus Rubella, tiền sản giật, huyết áp cao hoặc tiểu đường thời kỳ mang thai. 
  • Mẹ bầu bị dị tật ở tử cung. 
  • Nhiễm sắc thể của hai bố mẹ bất thường nên gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Nhóm máu giữa bố và mẹ bất đồng. 
  • Bố hoặc mẹ nhiễm bệnh giang mai. 
Đừng chủ quan với các dấu hiệu thai lưu sau và cách xử trí đứng đắn nhất2
Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây thai lưu

Do bản thân thai nhi

  • Thai nhi dị dạng: não úng nước, không có sọ… 
  • Thai nhi bị nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ
  • Nhóm máu của thai nhi bất đồng với nhóm máu của mẹ. 
  • Nhiễm sắc thể về gen di truyền hoặc sự đột biến trong quá trình thụ tinh gây ra.
  • Xuất hiện tình trạng đa thai nhưng phát triển không đều khiến một trong hai chết. 

Một số nguyên nhân khác

  • Do phần bánh rau bị bong, u mạch máu, xơ hoá khiến thai không lấy được dinh dưỡng và không khí của mẹ. 
  • Dây rốn thai nhi bị xoắn và cuốn vào cổ.
  • Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến tình trạng thai lưu. 
Đừng chủ quan với các dấu hiệu thai lưu sau và cách xử trí đứng đắn nhất 3
Nước ối quá nhiều cũng là nguyên nhân gây hư thai

Dấu hiệu thai lưu

Như đã chia sẻ, thai lưu có hai loại là lưu dưới 20 tuần và lưu trên 20 tuần. Do đó dấu hiệu thai lưu cũng có hai loại tương ứng với từng giai đoạn đó. Dưới đây là một số dấu hiệu tiêu biểu nhất. Ngoài ra mỗi mẹ sẽ có một cơ địa riêng nên sẽ có thêm các dấu hiệu khác liên quan mẹ cần chú ý để nhận biết. 

Dấu hiệu thai lưu dưới 20 tuần 

Dấu hiệu thai lưu giai đoạn này khá mơ hồ vì bé chưa có hoạt động  tương tác gì nhiều với mẹ. Do đó mẹ chỉ có thể chắc chắn khi đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và tiến hành siêu âm. Dưới đây là một vài biểu hiện mà mẹ có thể tham khảo. 

  • Mẹ ra một ít máu ở âm đạo, máu có màu hồng nhạt, màu nâu đậm hoặc màu nâu. 
  • Các dấu hiệu nghén khi mang thai dần giảm đi. 
  • Mẹ không còn cảm giác căng tức bầu ngực nữa. 
  • Mẹ bị đau bụng, đau lưng. 
  • Bụng mẹ không to lên nữa. 
Đừng chủ quan với các dấu hiệu thai lưu sau và cách xử trí đứng đắn nhất 4
Các dấu hiệu hư thai dưới 20 tuần khá mờ nhạt

Dấu hiệu thai lưu trên 20 tuần

Lúc này mẹ và mọi người xung quanh có thể cảm nhận rõ ràng hơn các dấu hiệu thai lưu. Một số dấu hiệu nổi bật bao gồm: 

  • Mẹ không còn cảm nhận được các cơn đạp của con nữa. Tuy nhiên nhiều mẹ có thành bụng dày thì phải trên 5 tháng mới có thể cảm nhận được cơn đạp của con. Do đó dấu hiệu thai lưu này không thực sự đáng tin. 
  • Bụng mẹ không những không lớn mà còn nhỏ đi. 
  • Âm đạo mẹ ra máu đen. 
  • Bầu ngực mẹ tiết ra sữa non
  • Nếu mẹ có bệnh như tiền sản giật, bệnh tim, tiểu đường hay nôn nghén mạnh thì sẽ tự nhiên thấy bệnh thuyên giảm. 

Cách phòng tránh thai lưu

Một khi thai đã chết lưu bạn hay bác sĩ đều không thể làm gì được để cứu con. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây để chuyện đáng tiếc đó không xảy ra: 

  • Nếu có kế hoạch sinh con thì hai vợ chồng cần đi khám sức khỏe kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ giúp kiểm tra bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm, xem xét tiền sử bệnh gia đình và quan hệ huyết thống để cho bạn lời khuyên. 
  • Chị em phụ nữ không nên sinh con quá sớm và không nên đẻ dày, đẻ nhiều. 
  • Những chị em mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch thì nên chữa khỏi hoàn toàn trước khi mang thai. Ngoài ra nên hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định cho nên mang thai hay không. 
  • Những thai phụ có tiền sử thai lưu cần đi khám nguyên nhân trước khi mang thai lại.
  • Khi phát hiện có thai bạn nên đi khám sớm và đều đặn theo lịch bác sĩ yêu cầu để kịp thời phát hiện các dấu hiệu thai lưu.
Vợ chồng cần kiểm tra sức khoẻ trước khi có ý định sinh em bé
Vợ chồng cần kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh em bé

Như vậy bài viết đã gửi đến bạn các dấu hiệu thai lưu sớm và cụ thể nhất. Hy vọng rằng những thông tin đó sẽ thực sự hữu ích đối với hành trình làm mẹ của bạn. Chúc mẹ và em bé luôn mạnh khoẻ, bình an, em bé phát triển tốt chào đời bên bố mẹ. Hãy theo dõi SANKID để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé! 

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *