Những nhầm tưởng “tai hại” khi mang thai có thể bạn đang mắc phải

Khi mang thai, mẹ luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Do đó, các mẹ bầu có xu hướng tìm hiểu các kiến thức để chăm sóc và bảo vệ thai nhi từ sách báo và những người xung quanh. Tuy nhiên, bên cạnh những kiến thức bổ ích cũng có không ít những quan niệm sai lầm. Cùng tìm hiểu những sai lầm đó là gì và xem mình có đang mắc phải không mẹ nhé!

1. Siêu âm khi mang thai có hại cho thai nhi

Siêu âm là công cụ chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp theo dõi sự phát triển của bé yêu khi mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, sản phụ trung bình cần siêu âm từ 3-10 lần.

Tuy nhiên, không ít quan điểm cho rằng việc siêu âm sẽ có hại cho thai nhi khiến nhiều mẹ lo lắng. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho giả thuyết này. 

Siêu âm không sử dụng bức xạ mà chỉ sử dụng sóng âm tần số cao tạo ra hình ảnh. Với cường độ sóng âm thấp, nhanh việc ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không chính xác. Tuy nhiên, việc lạm dụng siêu âm nhiều gây lãng phí. Thậm chí, khiến mẹ bầu thường xuyên có tâm lý hồi hộp vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe.  

Siêu âm khi mang thai
Siêu âm khi mang thai không ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng không nên lạm dụng quá mức

2. Sinh mổ dễ dàng hơn sinh thường

Nhiều mẹ bỉm sữa khi mang thai lần đầu thường cho rằng sinh mổ sẽ dễ dàng hơn sinh thường. Bởi lẽ, khi sinh mổ, thai phụ không phải trải qua giai đoạn chuyển dạ đầy đau đớn. 

Thực tế cho thấy, sinh thường mẹ thường có thời gian phục hồi ngắn hơn, ngay cơ nhiễm trùng ít, có thể cho bé bú sớm hơn,… Trong khi đó, sinh mổ khiến mẹ mất máu nhiều, cơ thể yếu ớt. Khả năng phục hồi lâu từ 4-12 giờ, ngay cơ nhiệm trùng cao, sữa về chậm. Đặc biệt, những cơn đau sẽ xuất hiện sau khi bé ra đời. Các cơn đau âm ỉ, kéo dài, tăng nguy cơ và biến chứng muộn ở thai kỳ như mổ lấy thai lần 2, nhau tiền dạo, vỡ tử cung,… 

Do đóm tùy vào tình trạng sức khỏe, mẹ có thể chọn sinh mổ hoặc sinh thường. Chỉ nên sinh mổ khi thể trạng của cả mẹ và bé không đảm bảo để sinh thường. 

Khi mang thai có nên sinh mổ
Sinh mổ không hề dễ dàng như bạn nghĩ

3. Tình trạng nghén chỉ xảy ra vào buổi sáng và trong 3 tháng đầu khi mang thai

Ốm nghén là triệu chứng bình thường khi mang thai. Các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra rằng, có tới 80% thai phụ gặp vấn đề này với mức độ nặng nhẹ khác nhau. 

Ốm nghén có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong ngày, sáng, tối hay thậm chí giữa đêm. Phần lớn các trường hợp, tình trạng này sẽ biến mất sau 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên cũng có tới 20% phụ nữ mang thai ốm nghén cho đến khi chuyển dạ. Do đó, tình trạng nghén chỉ xảy ra vào buổi sáng và trong 3 tháng đầu không hoàn toàn chính xác. 

Ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén có thể diễn ra trong suốt các giai đoạn mang thai

4. Mẹ tăng cân càng nhiều càng tốt

Tăng cân hợp lý khi mang thai đảm bảo cho bé yêu sự phát triển tốt nhất. Không phải cân nặng mẹ càng cao bé càng khỏe mạnh và thông minh. Mức tăng cân hợp lý khi có bầu sẽ phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ. 

Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý sẽ dao động như sau: 

  • Từ 11,3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi có thai. 
  • Từ 12,7 – 18,3kg đối với mẹ bầu ít cân trước bé xuất hiện. 
  • Từ 7 – 11,3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai. 
  • Từ 16 – 20,5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Trong trường hợp cân nặng mẹ tăng nhanh chóng vượt mức khuyến cáo cần đặc biệt lưu ý. Bởi lẽ, tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến vô số nguy cơ như tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỷ lệ sinh non và sinh mổ.  

Cân nặng khi mang thai
Tăng cân hợp lý khi mang thai đảm bảo cho bé yêu sự phát triển tốt nhất

5. Không nên tập thể dục khi mang thai

Lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của bé yêu nhiều mẹ cho rằng không nên tập thể dục khi mang thai. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn không chính xác. 

Tập thể dục là hoạt động rèn luyện cơ thể, duy trì và cải thiện sức khỏe tổng thể. Do đó, khi có bầu, mẹ được khuyến khích luyện tập đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng. 

Những lợi ích rõ ràng khi thai phụ tập thể dục mỗi ngày có thể thấy như giảm đau lưng, táo bón, đầy hơi, cải thiển sức khỏe tổng thể, ăn ngon, ngủ tốt,… 

Bài tập yoga tốt cho mẹ bầu
Khi có bầu, mẹ được khuyến khích luyện tập đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng

6. Hông rộng giúp bạn dễ sinh hơn

Từ xưa đến nay, ông cha ta thường có quan niệm “mông to, hông to mắn đẻ”. Quan niệm này được hiểu là phụ nữ vòng 3 hay khung xương chậu càng to thì càng dễ sinh. 

Trên thực tế, kích thước xương chậu không liên quan đến kích thước đường dẫn sinh. Yếu tố quyết định đến việc sinh nở dễ dàng chính là hình dáng và kích thước lỗ tròn nằm giữa xương chậu. Nó được gọi là eo trên và có thể giống nhau dù là phụ nữ hông lớn hay nhỏ.  

Trên đây là những nhầm tưởng khi mang thai nhiều mẹ thường mắc phải. Hy vọng với những thông tin trên, Sankid.vn có thể giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích. Từ đó, mẹ sẽ có thai kỳ khỏe mạnh, bé yêu sẽ có điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện. 

Chúc mẹ khỏe, bé yêu lớn nhanh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *