Những điều ít biết về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách xử trí đúng đắn

Trẻ nhỏ từ khi sinh ra đến khi trở thành người trưởng thành thì đều trải qua các giai đoạn khủng hoảng khác nhau, ở từng độ tuổi khác nhau. Vì hế các bậc cha mẹ cần nắm bắt được từng giai đoạn khủng hoảng của trẻ để cùng lựa chiều và giáo dục trẻ theo hướng đúng đắn và tốt nhất. Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh thường diễn ra với những thay đổi về tâm lý và thể chất, như thế nào gọi là tuần khủng hoảng, đâu là tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết?

Tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh là gì?

Trước khi đến với cách xử trí cho cha mẹ về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm thuật ngữ này. Tuần khủng hoảng là thuật ngữ miêu tả lại giai đoạn phát triển của sơ sinh, trong những năm đầu đời có những khoảng thời gian trẻ phát triển rất nhanh, từ một đứa trẻ sơ sinh đến lúc trẻ biết đi biết chạy là khoảng gian rất ngắn chính sự phát triển, sự thay đổi nhanh nên dẫn đến trẻ không kịp thích nghi nên sẽ gây nên cảm giác khó chịu đối với trẻ thì từng giai đoạn cũng chính là sự phát triển của trẻ.

Những điều ít biết về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách xử trí đứng đắn
Gặp tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh khiến nhiều ba mẹ lo lắng

Các tuần khủng hoảng của bé bố mẹ cần lưu ý 

Tùy vào sự phát triển và môi trường mà mỗi bé có tuần khủng hoảng khác nhau. Tuần khủng hoảng của trẻ dưới 2 tuổi thường rơi vào tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64, 75. Khi vào các tuần khủng hoảng các mẹ thấy các con dễ quấy khóc, khó chịu hơn bình thường. Nhưng đây là sự phát triển bình thường nên các bậc cha mẹ không quá lo lắng. Hãy cùng theo dõi các tuần khủng hoảng với bé theo các tuần khủng hoảng sau: 

Giai đoạn từ tuần 4 đến tuần 33

  • Trong khoảng từ tuần 4 tuần – 5 tuần tuổi

Đây là tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh đầu tiên. Khi em bé chuyển biến về các giác quan, các mẹ thường thấy con quấy khóc và chán ăn. Khi bước qua tuần khủng hoảng này trẻ bắt đầu tò mò, nhìn ngó xung quanh, bắt đầu cười và nhạy cảm các mùi hương

  • Trong khoảng tuần từ 7 tuần – 9 1/2 tuần tuổi

Bước sang tuần khủng hoảng thứ 2 bé đã thay đổi nhiều hơn. Bé có thể giữ đầu ổn định hơn. Bé biết quay đầu về hướng phát ra âm thanh, tăng sự chú ý. Ngoài ra còn biết quan sát các bộ phận cơ thể nhiều hơn, bắt đầu phát ra tiếng gầm, gừ.

  • Trong khoảng 11 tuần – 12 tuần tuổi

Sau tuần khủng hoảng này bé bắt đầu tập lẫy, tập lật, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn. Đặc biệt thích nghe âm thanh với các tần suất khác nhau. Giai đoạn này trẻ hay thức đêm nên các bậc cha mẹ chuẩn bị tinh thần thức cùng con.

  • Trong khoảng từ 14 – 19 tuần tuổi

Giai đoạn này bé có thói quen cho tay vào mồm mút. Bé cầm tất cả các thứ xung quanh cho vào miệng. Con cũng biết nhìn theo bố hoặc mẹ, biết đẩy ti ra khi ăn no.

  • Trong khoảng 22 tuần – 26 tuần tuổi

Lúc này bé biết tự cầm nắm, tự ngồi dậy, tự nhổm người lên. Bé biết xác định khoảng cách, biết cười to và hét to.

Những điều ít biết về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách xử trí đứng đắn 2
Tuần khủng hoảng là giai đoạn tất yếu của tất cả những đứa trẻ

Giai đoạn từ tuần 33 đến 76

  • Trong khoảng từ 33 tuần – 37 tuần tuổi

Bé lúc này biết nhận thức phân biệt nhiều thứ khác nhau. Bé bắt đầu hiểu 1 số từ, biết bắt chước. Ngoài ra còn biết thể hiện tâm trạng mình và đu đưa theo nhạc quảng cáo và sẽ bắt đầu tập bò.

  • Trong khoảng 41 tuần – 46 tuần

Giai đoạn này bé sẽ tập tọe nói những từ đơn giản, biết trả lời câu hỏi ngắn.

  • Trong khoảng tuần 50 tuần – 54 tuần tuổi

Vào giai đoạn này bé bắt đầu chập chững những bước đi đầu đời.

  • Trong khoảng tuần 59 tuần – 61 tuần

Bé đã biết làm trò, biết nũng nịu, biết bắt chước biểu cảm của người lớn

  • Trong khoảng tuần 70 tuần – 76 tuần 

Đây là tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh cuối cùng. Lúc này trẻ đã chạy nhảy vững, tâm lý của trẻ thay đổi. Con cũng dần phát triển sự đồng cảm và tính ích kỷ. Thời điểm này kỹ năng ngôn ngữ phát triển hoàn thiện hơn.

Những điều ít biết về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách xử trí đứng đắn 3
Khi con bước vào tuần khủng hoảng, ba mẹ cần kiên nhẫn hơn

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh 

Khi bắt đầu tuần khủng hoảng thì tính nết của trẻ thường thay đổi trở nên khó tính hơn. Các bố mẹ thường phải đối mặt với việc bé,khóc,cáu kỉnh, đeo bám. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh sẽ có một số dấu hiệu sau đây:

  • Bé quấy khóc, bám lấy cha mẹ nhiều hơn bình thường
  • Bé không còn thấy ngon miệng, chán ăn, thèm bú
  • Bé trở nên khó chịu, đang vui vẻ có thể chuyển sang trạng thái cáu luôn
  • Bé khó ngủ, không ngủ sâu giấc và hay giật mình
Khi trẻ quấy khóc bạn có thể làm các động tác mà trẻ yêu thích như massage, cho trẻ đi chơi, hay đưa đồ chơi cho trẻ
Khi trẻ quấy khóc bạn có thể làm các động tác mà trẻ yêu thích như massage, cho trẻ đi chơi, hay đưa đồ chơi cho trẻ

Ba mẹ cần làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh?

Trong tuần mà các bé gặp giai đoạn khủng hoảng là việc của bố mẹ là kiên nhẫn. Vì đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường. Tất cả các bé, bé nào cũng trải qua nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Hãy để bé khóc tự do, trừ khi bé đói, mệt hoặc tã ướt. Việc các cha mẹ cần làm bây giờ là: 

  • Cho trẻ ngủ sớm hơn 30 -45 phút so với bình thường. Cắt bỏ 1 ngày ngủ ngày(áp dụng cho 12- 26, 37 – 55 hoặc 64 tuần).
  • Không ép bé ăn, không để trẻ biếng ăn từ thể chất sang biếng ăn tâm lý. Bạn có thể đợi khi trẻ đói trẻ thì cho trẻ ăn.
  • Quan tâm đến bé, chơi với bé nhiều hơn để tập cho trẻ các kỹ năng, bò, đứng, đi.
  • Khi trẻ quấy khóc bạn có thể làm các động tác mà trẻ yêu thích như massage, cho trẻ đi chơi, hay đưa đồ chơi cho trẻ.

Như vậy San San đã giúp các ba mẹ tìm hiểu về tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh. Đây là giai đoạn tất yếu phải có trong hành trình lớn lên của con yêu. Do đó ba mẹ không cần quá lo lắng, hãy thử áp dụng các bí quyết được chia sẻ trong bài viết để cùng con bước qua một cách nhẹ nhàng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *