Bí quyết vắt sữa bằng tay đơn giản bé khoẻ tăng cân

Vắt sữa bằng tay là việc làm thường xuyên của mẹ bỉm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng để  thu được lượng sữa nhiều và đậm đặc nhất. Và cần lưu ý những gì khi vắt sữa để tránh mất sữa của con yêu. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, mời bạn đón đọc. 

Khi nào cần vắt sữa?

Mẹ bỉm cần thực hiện hành động vắt lấy sữa trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bị căng sữa, nhiều sữa quá do con bú không kịp
  • Để giảm nguy cơ tắc tia sữa trong bầu ngực gây áp xe vú
  • Để dự trù cho con ăn khi bé cần đi đâu đó xa một thời gian không gần con
  • Khi có nhiều sữa con bú không hết, vắt ra để dành sau này con dùng
  • Vắt theo cữ để tạo thói quen tạo sữa cho cơ thể
  • Khi ít sữa cũng nên vắt để cơ thể kích thích tạo sữa, gọi sữa về
Cách vắt sữa đúng thu được nhiều sữa nhất 1
Khi có nhiều sữa con bú không hết, vắt sữa bằng tay ra để dành sau này con dùng

Nguyên tắc vắt sữa mẹ

Mỗi lần vắt bạn chỉ nên vắt một lượng nhất định không ít không nhiều. Như vậy bạn mới không bị nhanh hết sữa. Mẹ nào sinh con đủ ngày đủ tháng thì mỗi lần có thể vắt 50 – 80ml. Những mẹ sinh non chỉ nên vắt 30 – 50ml. Sau một vài tháng có thể tăng lên 80 – 100ml để đủ sữa cho một cữ bú của bé. Dưới đây là 5 nguyên tắc cần nhớ khi vắt sữa mẹ bằng tay. 

  • Vắt với tần số nhất định phù hợp không tùy hứng. 
  • Mẹ nên vắt ở cả hai bầu vú để tránh ngực lệch. 
  • Sau khi con bú tiến hành vắt cạn sữa dư để cơ thể tạo sữa mới. 
  • Ăn uống đủ chất, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho mẹ và bé. 
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm trạng vui tươi. 

Chỉ cần nhớ kỹ các nguyên tắc trên đây là bạn có thể tự tin thực hiện công việc vắt lấy sữa. Điều đó không nhức giúp con được bú thỏa thuê mà còn có sữa dự trữ khi cần thiết.

Vắt sữa mẹ bằng tay ưu nhược điểm. Cách vắt sữa đúng thu được nhiều sữa nhất 2
Mẹ nên vắt sữa bằng tay ở cả hai bầu vú để tránh ngực lệch

Ưu nhược điểm của vắt sữa bằng tay?

Ưu điểm

Rất nhiều mẹ băn khoăn về việc vắt lấy sữa bằng tay. Vì lo sữa vắt ra rồi sẽ mất chất so với để con bú trực tiếp. Nhiều người sợ vắt sẽ làm mất sữa. Thậm chí có người còn lo ngại sự hoạt động sản xuất sữa của bầu ngực bị ảnh hưởng do vắt. Nhưng trên thực tế, vắt sữa hoàn toàn không làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa mẹ. Hành động này cũng không làm mất sữa. Ngược lại còn kích thích sữa sản xuất ra nhiều hơn.

Phương pháp vắt lấy sữa bằng tay còn có nhiều ưu điểm khác như:

  • Đơn giản, dễ thực hiện
  • Không tốn kém mua máy hút sữa
  • Tiết kiệm thời gian khử trùng thiết bị hút sữa
  • Không cần mang theo những dụng cụ vắt sữa lỉnh kỉnh
  • Giảm cảm giác khó chịu mà vắt bằng máy gây ra
  • Kích thích và đẩy nhanh phản xạ xuống sữa 
Mẹ nên vắt sữa ở cả hai bầu vú để tránh ngực lệch 3
Vắt sữa giúp kích thích sữa sản xuất ra nhiều hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì dùng tay lấy sữa cũng có một số nhược điểm sau:

  • Tốn thời gian của mẹ vì tốc độ vắt thấp hơn máy thực hiện 
  • Khiến mẹ mất sức vì phải dùng tay nhiều 
  • Mẹ không thể tranh thủ làm việc gì khác trong khi đang vắt sữa 
  • Có thể có cảm giác đau vì lực vắt không đều và khó tính toán trước
Vắt sữa mẹ bằng tay ưu nhược điểm. Cách vắt sữa đúng thu được nhiều sữa nhất
Vắt sữa dự trữ để con có thể dùng dần khi mẹ vắng nhà

Hướng dẫn mẹ cách vắt sữa bằng tay đúng cách

  • Đầu tiên hãy chọn một tư thế và vị trí ngồi thật thoải mái. Có thể đứng hoặc ngồi tuỳ điều kiện. Tiếp theo để bình sữa lại gần với bầu ngực. 
  • Dùng một tay nâng một bên bầu vú, thực hiện sao cho ngón trỏ nằm ở bầu vú bên dưới, sát ngay quầng vú. Ngón cái sẽ nằm trên bầu vú và đối diện ngón trỏ. Tiến hành điều chỉnh lại vị trí sao cho phù hợp. Nếu như là người có quầng vú rộng hãy để tay lùi vào phía trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu mẹ có quầng vú hẹp thì các ngón tay nên đặt ngoài vùng thâm. 
  • Thực hiện ấn nhẹ ngón tay vào bầu ngực và duy trì lực như vậy. Tiếp theo dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ép đẩy quầng vú về trước. Như vậy tia sữa sẽ được đẩy ra khỏi túi sữa và tràn ra đầu vú để ra ngoài dụng cụ đã chuẩn bị. 
  • Hãy nới lỏng một chút lực tại tay rồi tiếp tục lặp lại động tác trên thêm nhiều lần nữa. Khi đã vắt xong một bên thì chuyển sang vú bên còn lại và làm tương tự. Thông thường, thời gian vắt sữa của mỗi bên ngực vào khoảng 5 phút. 
Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ
Mẹ sinh con đủ ngày đủ tháng thì mỗi lần có thể vắt 50 – 80ml

Lưu ý khi vắt sữa bằng tay

Để việc vắt lấy sữa đạt kết quả tốt nhất, bạn hãy tuân thủ các lưu ý sau đây: 

  • Tiến hành chườm ấm trước khi tiến hành vắt. Hành động này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn giúp làm ấm ngực. 
  • Hãy ngồi hơi nghiêng về phía trước hoặc ngúi xuống để vắt. Tư thế này giúp vắt được sữa nhiều hơn so với ngồi hoặc nằm. 
  • Cần chuẩn bị bình đựng sữa sẵn sàng trước khi tiến hành vắt. 
  •  Bạn nên để một chiếc khăn ở cạnh để lau phần sữa bị chảy ra ngoài. 
  • Nếu kết quả vắt lần đầu chưa như ý hãy kiên trì thực hiện lại. 
  • Tay nào cũng có thể vắt được sữa, không nhất thiết phải là tay phải. Hãy sử dụng bàn tay mà bạn thuận và thấy hiệu quả. 

Vắt sữa bằng tay vẫn giữ được vị thơm ngon, bổ dưỡng của sữa. Phương pháp này còn giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Không như lời đồn đoán, dùng tay lấy sữa ra không hề gây mất sữa. Vì vậy mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên cần thực hiện đúng các bước như bài viết chia sẻ để tránh gây đau đớn và khó chịu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *