Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều – Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

tre so sinh xi hoi nhieu

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều phải làm sao? Nguyên nhân trẻ xì hơi nhiều là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của các bậc cha mẹ đang “đứng ngồi không yên” vì bé xì hơi nhiều, phát ra tiếng lớn và có mùi khó chịu. Cùng tìm hiểu lời giải cho tất cả những câu hỏi này qua bài viết dưới đây của Sankid.vn nhé!

Tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu, đánh hơi diễn ra liên tục và lặp lại nhiều lần trong chuỗi sinh hoạt hàng ngày.

Xì hơi là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể người. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu, đánh hơi diễn ra liên tục và lặp lại nhiều lần trong chuỗi sinh hoạt hàng ngày. 

Theo kết quả nghiên cứu về Nhi khoa cho thấy, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày được xem bình thường. Đây là phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng giúp bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Lúc này, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của bé.  

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều kèm theo chướng bụng, nôn trớ lại là biểu hiện “nguy hiểm”. Đây là dấu hiệu phản ánh vấn đề của hệ tiêu hóa, cha mẹ cần nhanh chóng xử trí để giúp bé dễ chịu và tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

“Thủ phạm” khiến trẻ xì hơi nhiều

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Thường gặp như: 

Do thức ăn của mẹ 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính đối với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Đặc biệt, trong 6 tuần sau sinh, sữa mẹ chứa hàm lượng Colostrum phong phú giúp bé yêu tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác động nhiễm trùng từ bên ngoài. 

Trong trường hợp mẹ có chế độ ăn uống không khoa học. Mẹ thường xuyên ăn thức ăn lạ, đồ nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng,… khiến cho hàm lượng Colostrum giảm sút gây ra tình trạng khó tiêu ở bé. Chính vì vậy, cha mẹ có thể phát hiện thất trẻ sơ sinh xì hơi nhiều mà không đi ngoài. 

Trẻ bú không đúng cách

Nhiều trẻ sơ sinh không tự bú mẹ mà phải sử dụng hoàn toàn bằng bình ti. Trong trường hợp núm vú không vường miệng, mẹ cho bé bú không đúng cách sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm khiến bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày. Điều này có thể khiến bé bị đầy bụng, sôi bụng và phải xì hơi để giải phóng. 

Bên cạnh đó, với các trẻ bú bình sữa công thức, nếu tỷ lệ sữa pha không đúng, không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến bé đầy dụng, khó tiêu. 

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và thối
Trẻ sơ sinh bú không đúng cách gây ra tình trạng đầy hơi, xì hơi nhiều

Khả năng hấp thụ lactose kém 

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa yếu. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm sữa ngoài quá sớm khiến cơ thể không sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose có trong sữa. Lactose dần tích tụ tại ruột và gây ra tình trạng xì hơi nhiều ở trẻ. 

Vi khuẩn trong cơ thể bé 

Đường ruột của trẻ khi sinh ra hoàn toàn sạch sẽ, thành ruột chưa có men vi sinh. Bởi vậy, hệ tiêu hóa cần nhiều thời gian làm quan với việc tiêu hóa sữa mẹ. Do đó, để thích nghi và tránh tình trạng đầy hơi, trẻ phải thường xuyên ợ hoặc đánh hơi. 

Bé bị trào ngược dạ dày 

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có thể do tình trạng trào ngược dạ dày bé đang mắc phải. Điều này thường xảy ra ngay sau khi bé bú mẹ nhằm thúc đẩy tiêu hóa nhanh hơn. Đây được cho là dấu hiệu đáng mừng cho thấy bé phát triển hoàn toàn bình thường. 

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có tốt không
Bé bị trào ngược dạ dày gây khó chịu

Bé sử dụng kháng sinh 

Với những trẻ mắc bệnh lý cần điều trị bằng kháng sinh, hiện tượng xì hơi không đáng lo ngại. Bởi lẽ, khi sử dụng thuốc hệ tiêu hóa của trẻ mất đi hệ vi sinh vật trong ruột. Do đó, để kích thích hệ tiêu hóa trẻ sẽ xì hơi nhiều hơn. 

Giải pháp ba mẹ có thể áp dụng để bé không xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều sẽ khiến trẻ khó chịu với mức độ từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ có các cách chăm sóc trẻ phù hợp. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không xác định được nguyên nhân hãy áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây để giúp bé dễ chịu hơn. 

  • Cho bé bú đúng tư thế: Luôn bế bé và cho bé bú ở tư thế thoải mái nhất. Mẹ cần chắc chắn kê đầu bé cao hơn so với dạ dày để không gặp tình trạng hít không khí vào bụng. Lúc này, bé cũng dễ dàng ợ khí thừa ra ngoài hơn. 
  • Giúp bé ợ hơi: Sau khi bé bú no, mẹ nên bế đứng và để bé áp sát vào ngực vào vai và bỗ nhẹ phần lưng nhằm giup bé ợ hơi ra ngoài. 
  • Giúp bé tống hơi: Trong trường hợp bụng bé quấy khó, bụng căng, cha mẹ nên cho bé nằm ngửa và áp dụng động tác đạp xe để giúp bé dễ chịu hơn. 
  • Sử dụng thực phẩm có lợi: Mẹ cần lưu ý đồ ăn nạp vào cơ thể trong quá trình đang cho con bú. Mẹ nên tránh các thực phẩm gây khó tiêu, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,… Nếu có những biểu hiện khó tiêu, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn ngay để cản thiện tình trạng của bé. 
  • Thăm khám bác sĩ: Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp mà bé yêu vẫn khó chịu, quấy khóc, thậm chí nôn mửa, cha mẹ cần đưa bé thăm khám và kiểm tra. 
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần trong ngày
Động tác đạp xe để giúp bé dễ chịu hơn khi bị đầy hơi

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá chủ quan. Hãy áp dụng nay các biện pháp giảm xì hơi Sankid.vn đã chia sẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến phòng khám gần nhất để kiểm tra. 

Chúc bé khỏe, lớn nhanh!

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *