Bí mật về sự phát triển của thai nhi không phải ai cũng biết

bi mat ve su phat trien cua thai nhi khong phai ai cung biet thumb scaled

Sự hình thành và phát triển của thai nhi vô cùng kỳ diệu. Việc nắm rõ được quá trình này giúp bố mẹ biết cách bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc tinh thần cũng như tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến con. Mời bạn cùng đọc bài viết sau để biết về quá trình lớn lên của bé yêu tuyệt vời như thế nào nhé! 

Quá trình hình thành thai nhi

Sự hình thành của thai nhi trải qua hai quá trình là phóng noãn và thụ tinh. 

Sự phóng noãn

Khi trứng của người phụ nữ rụng sẽ khiến chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đàn hồi và lỏng hơn. Điều này giúp cho tinh trùng dễ dàng di chuyển vào tử cung. Chỉ mất khoảng 5 phút tinh trùng sẽ đến đến âm đạo. Sau đó tinh trùng đi qua cổ tử cung để vào tử cung. Tại đây hình thành phễu dẫn trứng là nơi thụ tinh. Các tế bào lót sẵn ở ống dẫn trứng tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh dễ dàng. 

Bí mật về sự phát triển của thai nhi không phải ai cũng biết 1
Quá trình hình thành thai nhi gồm hai giai đoạn phóng noãn và thụ tinh

Sự thụ tinh

Sau khi tinh trùng xâm nhập vào trứng kết hợp tạo nên sự thụ tinh. Các lông mao nhỏ xíu trông như lông tơ lót ở ống dẫn trứng sẽ đẩy trứng đã thụ tinh đi qua ống về hướng tử cung. Lúc này các tế bào hợp tử (trứng đã thụ tinh) nhiều lần phân chia trên đường di chuyển xuống ống dẫn trứng đến tử cung. Thời gian để hợp tử đi vào tử cung là từ 3 đến 5 ngày tùy cơ địa người mẹ. 

Ở tử cung, các tế bào lại tiếp tục phân chia và trở thành một phôi nang có dạng quả cầu rỗng. Các phôi nang làm tổ trong thành tử cung tầm 6 ngày sau thụ tinh. Trong trường hợp có nhiều hơn một trứng được thụ tinh và giải phóng thì sẽ dẫn đến hiện tượng đa thai. Người mẹ có thể sinh ra song thai hoặc tam thai. 

Bí mật về sự phát triển của thai nhi không phải ai cũng biết 2
Thông thường sẽ chỉ có 1 trứng được thụ tinh tương ứng với một em bé chào đời

Những lưu ý trong quá trình phát triển của thai nhi

Để thai nhi khỏe mạnh và bình an đón con yêu chào đời, mẹ cần nghiêm túc thực hiện lưu ý khám thai kỳ. Đây là bước đầu tiên nhưng cũng là quan trọng nhất quyết định hành trình mang thai của bạn có thuận lợi không. Hãy chọn cho mình một địa chỉ uy tín cùng một bác sĩ khoa sản đủ chuyên môn để gửi gắm. Dưới đây là lịch khám thai được các bác sĩ khuyên thai phụ lưu ý thực hiện:

  • Bắt đầu từ khi phát hiện có thai cứ 4 tuần lại đi khám thai cho đến tuần 28. 
  • Từ tuần thai 28 trở đi cứ 2 tuần lại tiến hành khám thai cho đến tuần 36. 
  • Nếu sau tuần 36 mà vẫn chưa sinh thì cần khám thường xuyên 1 lần một tuần theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra có thể nhập viện để theo dõi tốt hơn. 
Bí mật về sự phát triển của thai nhi không phải ai cũng biết 3
Mẹ bầu cần thường xuyên khám thai để theo dõi tình hình phát triển của con

Mẹ bầu làm gì để thai nhi phát triển tốt

Để thai nhi phát triển tốt, sinh ra mạnh khỏe, ít ốm vặt thì ngay từ lúc mang thai mẹ cần làm các điều sau đây: 

Tập luyện nhẹ nhàng

Hãy thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ giúp ngừa tăng cân. Đồng thời giảm được các triệu chứng ốm nghén khó chịu và giúp quá trình vượt cạn dễ dàng hơn. Mỗi ngày duy trì tập luyện khoảng 30 phút là được. Bà bầu cần tránh các bài tập luyện đòi hỏi cường độ cao và tránh các động tác kéo cơ quá mức. Điều này có thể gây chóng mặt, kiệt sức, choáng váng ảnh hưởng xấu đến thai nhi.  

Tắm nắng thường xuyên 

Nếu ít tiếp xúc với ánh nắng khiến con sinh da kém tươi tắn thậm chí vàng da. Mỗi ngày mẹ tắm nắng khoảng 15 phút giúp hấp thu các nguyên tố canxi, phốt pho, magiê tốt hơn. Đồng thời mô và xương của thai nhi cũng được phát triển. 

Bí mật về sự phát triển của thai nhi không phải ai cũng biết 4
Vận động nhẹ nhàng và tắm nắng thường xuyên giúp mẹ khỏe, bé khỏe

Hạn chế căng thẳng

Việc mẹ bầu căng thẳng khi mang thai sẽ tác động tiêu cực đến em bé. Sau này em bé sinh ra hay buồn bã, cáu gắt. Nghiêm trọng hơn là chỉ số IQ của con sẽ không cao, chỉ số cảm xúc cũng thấp. Vì vậy hãy giảm bớt công việc và giữ cho tinh thần của mình được thoải mái, dễ chịu. 

Uống nhiều nước tốt cho thai nhi 

Khi mang thai cơ thể mẹ cần được bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Nước không những giúp tế bào máu hoạt động tốt hơn mà còn ngăn tình trạng thiếu nước. Nước cũng là thành phần tạo ối giúp bé tự do thoải mái vận động trong bụng mẹ. Uống nhiều nước còn giúp tạo sữa tốt hơn. 

Ngủ nhiều 

Ăn cho hai người nên ngủ cũng là cho hai người. Khi mẹ ngủ thai nhi được nghỉ ngơi và thư giãn. Ngoài giấc ngủ chính ban đêm mẹ cần có thêm những khoảng ngủ ngắn ban ngày. Em bé càng nhiều tuần mẹ càng nên dành nhiều thời gian để ngủ. Nhưng khi ngủ lưu ý nằm nghiêng để tránh áp lực lên em bé. 

Kiểm soát cân nặng 

Việc mẹ bầu tăng cân là bình thường nhưng không được để tăng quá. Vì như vậy sẽ rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ. Tăng cân quá nhiều quá nhanh còn khiến máu dồn xuống chân, gây áp lực cho hệ xương. Mẹ bầu quá cân làm tăng nguy cơ sinh non. 

Hạn chế tiếp xúc chất độc hại

Rượu bia, cà phê, thuốc lá là những thứ không tốt cho người bình thường và càng có hại cho mẹ bầu. Vì vậy bạn hãy ngừng tiêu thụ những thứ trên. Ngoài ra các món ăn hải sản tươi sống hay đồ ăn chế biến sẵn cũng không tốt cho bé yêu nên tránh ăn. 

de-con-yeu-khoe-manh-mẹ-hay-tranh-xa-chat-kich-thich
Rượu bia và các chất kích thích không tốt cho sự phát triển của bé yêu, mẹ không nên dùng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp thai nhi tăng cân 

Đây là điều quan trọng nhất. Ngoài bổ sung qua các món ăn bổ dưỡng, lành tính, thanh mát thì mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây theo mùa. Bên cạnh đó cần sử dụng thêm các loại thuốc vitamin tổng hợp và bổ sung thêm chất sắt, canxi, axit folic hay men probiotic để bé lớn lên khỏe mạnh và thông minh. 

Để thai nhi có thể phát triển tốt và đạt được các mốc cân nặng, chiều cao lý tưởng cần có sự đồng hành của cả bố và mẹ. Không ai đứng ngoài trong câu chuyện này. Đặc biệt là mẹ hãy luôn lắng nghe cơ thể mình để có những điều chỉnh kịp thời tốt cho con. 

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *