Mách mẹ cách chăm sóc cho trẻ mọc răng biếng ăn từ A- Z 

tre moc rang

Trẻ mọc răng biếng ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ. Nướu khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, gây sốt cao khiến bé lười ăn, thậm chí bỏ bữa. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy mẹ cần làm gì? Tham khảo ngay cách chăm sóc bé chi tiết Sankid.vn chia sẻ dưới đây nhé! 

Dấu hiệu mọc răng ở trẻ

Mọc răng gây biếng ăn, bỏ bữa ở trẻ là tình trạng phổ biến. Nguyên nhân được là do những cơn đau nhức, khó chịu xuất hiện khi răng nhú lên. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mọc răng cũng rất đơn giản. Mẹ có thể tham khảo như: 

  • Trẻ chảy nhiều nước dãi: Khi răng mọc, hệ thần kinh số 5 của bé được kích thích gây chảy nước dãi. Các mẹ có thể thấy miệng bé luôn đầy nước dãi. Đây cũng được coi là biển hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ mọc răng.  
  • Mẩn đỏ xung quanh cằm và miệng: Nước dãi chảy nhiều, khi tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cổ khiến bé bị nổi mẩn.
  • Hay nhai cắn: Răng nhú lên khiến hàm bé ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, trẻ sẽ cắn mọi thứ để làm dịu. Bố mẹ cần chú ý tránh để bé nhai cắn các vật cứng gây tổn thương đến lợi cũng như không đảm bảo vệ sinh. 
  • Sốt nhẹ: Mọc răng khiến hệ miễn dịch trẻ thay đổi dẫn đến sốt. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé để có biện pháp xử lý kịp thời.  
  • Bé bú kém hơn: Mọc răng khiến lợi bé đau nhức, cảm giác khó chịu, bức bối. Do đó, trẻ có thể bỏ bữa, bú kém thậm chí không muốn bú.
  • Quấy khóc: Mọc răng khiến cơ thể bé khó chịu nên quấy khóc. 

Thông thường, các dấu hiệu mọc răng kể trên sẽ xuất hiện trước khi bé mọc răng khoảng 3-5 ngày. Nó cũng sẽ tự khỏi sau 3-7 ngày. Do đó, phụ huynh cần quan sát bé kỹ càng trong thời điểm nhạy cảm này để có thể chăm sóc bé một cách phù hợp.  

Dấu hiệu trẻ mọc răng
Trẻ đang mọc răng thường quấy khóc, chảy nhiều nước dãi, hay nhai cắn, sốt nhẹ,…

Trẻ mọc răng nên bổ sung gì?

Dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề quan trọng bố mẹ cần quan tâm. Đặc biệt, trong thời điểm bé mọc răng mẹ càng cần chú ý. Ở giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Cụ thể: 

  • Canxi: Canxi chính là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành cấu trúc xương và răng. Đặc biệt, khi trẻ đang ở độ tuổi mọc răng càng cần bổ sung đầy đủ canxi. Mẹ nên cho trẻ uống sữa và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như váng sữa, phô mai, sữa chua,… 
  • Vitamin D: Vitamin D có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi. Việc bổ sung vitamin này cũng rất đơn giản. Mẹ có thể cho bé tắm nắng vào khung giờ sáng sớm hoặc cho bé ăn trứng gà, dầu gan cá,… 
  • Thực phẩm giàu photpho: Bên cạnh canxi, photpho cũng là chất cần thiết cho sự phát triển răng và xương của trẻ. Photpho có trong hầu hết các loại thịt động vật. Do đó, khi trẻ mọc răng mẹ chỉ cần đa dạng thực đơn hàng ngày là đã có đủ nguồn cung cấp photpho cần thiết cho bé. 
  • Magie: Magie là chất cần thiết tạo ra môi trường kiềm giúp cơ thể hấp thụ tốt Vitamin D và canxi. Các thực phẩm giàu magie như: tôm, cua, cá, các loại rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt,… 
  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng quan trọng trong việc tổng hợp collagen. Trong trường hợp trẻ thiếu Vitamin C sẽ dễ gặp các tình trạng nướu răng bị xốp, viêm loét, chảy máu chân răng, sún răng. Hơn nữa, đây cũng là chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của trẻ. Trẻ khi mọc răng có thể bổ sung Vitamin C bằng cách uống nước cam, quýt, bưởi, cà chua,…
Dinh dưỡng khi trẻ mọc răng
Khi trẻ mọc răng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Làm gì khi bé mọc răng biếng ăn? 

Ngoài chế độ dinh dưỡng, khi trẻ mọc răng biếng ăn bố mẹ cần có chế độ chăm sóc bé khoa học. Cụ thể: 

  • Dành thời gian cho bé nhiều hơn, cùng con chơi và trò chuyện để quên đi tình trạng đau, khó chịu. 
  • Massage nướu cho bé nhẹ nhàng để giảm bớt cảm giác đau nhức, ngứa lợi. 
  • Cho trẻ ngậm hoa quả đã qua chế biến thay vì để trẻ gặm đồ chơi khi ngứa lợi. 
  • Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày, nhất là sau khi bú và ăn. Mẹ nên vệ sinh nhẹ nhàng khoang miệng bé bằng khăn mềm, nước ấm để tránh nhiễm trùng. 
  • Hạn chế để trẻ ngậm núm vú giả khi ngủ trong giai đoạn mọc răng. Đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn tấn công khoang miệng của bé. 
  • Mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ mọc răng biếng ăn. Đây là tình trạng sinh lý bình thường và sẽ dừng lại sau 3-7 ngày. Mẹ không nên la mắng, thúc ép và dọa nạt bắt bé ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. 
Bé mọc răng biếng ăn
Bé mọc răng biếng ăn bố mẹ cần có chế độ chăm sóc bé khoa học

Giảm đau cho trẻ mọc răng

Tùy vào thể trạng, mỗi bé sẽ có phản ứng khác nhau khi mọc răng. Tuy nhiên, trong trường hợp bé khó chịu, quấy khóc hay cơn đau gây ra sốt nhẹ mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp bé giảm đau như: 

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là cách làm khá hiệu quả giúp xoa dịu các cơn đau. Lúc này, mẹ có thể cho bé nhau khăn ướt lạnh hoặc cho bé ngậm trái cây ướp lạnh nếu bé đã bắt đầu ăn dặm. 
  • Tạo sức ép lên nướu răng: Trẻ mọc răng thường thích cảm giác bị đè lên nướu để tạo cảm giác bớt đau. Mẹ có thể cho bé nhai núm giả hoặc nhẹ nhàng xoa nướu bé bằng ngón út đã vệ sinh sạch sẽ. 
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu bé đã dùng mọi cách mà vẫn đau và quấy khóc, mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, liều lượng phải hợp lý và theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 
Cách giảm đau cho bé mọc răng
Tạo sức ép lên nướu giúp trẻ giảm đau khi mọc răng

Trẻ mọc răng là quá trình lâu dài và thường lặp lại theo thời gian. Do đó, để đảm bảo sức khỏe bé, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc khoa học. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng và tạo áp lực cho bản thân và bé yêu nhé!

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu con và biết cách chăm sóc bé yêu. Tiếp tục theo dõi Sankid.vn mỗi ngày để cập nhật thêm các kiến thức chăm sóc bé yêu mới nhất nhé!

Chúc bé khỏe, ăn ngoan!

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *