Đánh bay mụn sữa ở trẻ sơ sinh chỉ với những phương pháp đơn giản 

mun sua o tre so sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh phải làm sao? Nguyên nhân trẻ mọc mụn sữa là gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của các bậc cha mẹ đang lo lắng mụn sẽ ảnh hưởng đến làn da của bé. Về cơ bản, mụn sữa ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh gây mất thẩm mỹ và có thể khiến da trẻ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Thấu hiểu được nỗi lo của bố mẹ, trong bài viết hôm nay Sankid.vn sẽ mách mẹ cách đánh bay mụn sữa ở trẻ chỉ với những phương pháp đơn giản. Cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân gây nên mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa hay còn gọi là nang kê. Mụn sữa có thể dễ dàng nhận biết qua mắt thường. Nó có dạng nốt nhỏ li ti, màu trắng, có vùng da đỏ bao quanh. Các nốt mụn xuất hiện chủ yếu ở vùng má, mũi, trán, cằm, hay trên đầu trẻ. Thậm chí, các vết sưng có thể lan xuống cổ, người, chân thậm chí xuất hiện ở miệng và vòm họng bé.  

Nguyên nhân bị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây nên mụn sữa ở trẻ sơ sinh hiện chưa chính thức được công bố. Một số giả thuyết cho rằng, điều này có liên quan đến sự bất thường về hormone của mẹ trong quá trình mang thai. Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn sữa ở trẻ như: 

  • Tác dụng phụ của thuốc: Trong quá trình mang thai và đang cho bé bú, người mẹ phải dùng thuốc điều trị bệnh. Một số thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ khiến bé bị nổi mụn sữa. 
  • Sữa uống của bé không phù hợp: Các loại sữa công thức chứa nhiều đạm albumin cũng gây ra tình trạng mụn sữa trên da trẻ. 
  • Chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa hoàn chỉnh nên khi mẹ ăn đồ cay nóng sẽ gián tiếp gây ra những nốt mụn sữa trên da bé. 
  • Trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn: Phì tuyến bã nhờn là sự tăng sinh tuyến bã dưới lỗ chân lông quá mức lên bề mặt da da gây ra tình trạng mụn sữa ở trẻ. 

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa ở trẻ là tình trạng da liễu thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mụn sữa có thể tự biến mất sau vài tuần mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, một số ít trường hợp trẻ bị mụn sữa kéo dài tới vài tháng, thậm chí lên đến 24 tháng tuổi.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự hết mà không cần điều trị

Trong thời gian này, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc vùng da mụn đúng cách. Cụ thể như: 

  • Vệ sinh vùng da mụn với nước ấm mỗi ngày. 
  • Không dùng các sản phẩm vệ sinh chứa hóa chất tẩy rửa mạnh. Chỉ nên dùng các loại xà phòng, sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em. 
  • Giữ da bé luôn khô thoáng. 
  • Không tự ý dùng thuốc chấm mụn mà không có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Không chà xát mạnh, không nặn mụn. Đây là những tác động không tốt sẽ khiến tình trạng mụn sữa nặng hơn.  

Điều trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh dù lành nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Một trong những giải pháp đang được nhiều mẹ áp dụng chính là sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị cho bé. Đây được cho là cách điều trị lành tính, hiệu quả và đặc biệt an toàn cho bé.

1. Tắm cho bé bằng hạt kê và hạt ngò

Tắm hạt kê và hạt ngò là mẹo dân gian chữa mụn sữa ở trẻ được nhiều mẹ tin dùng. Dù chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh rõ ràng tác dụng của biện pháp này. Tuy nhiên,với các thành phần lành tính, các mẹ có thể yên tâm khi tắm cho bé. 

Cách tắm hạt kê và hạt ngò cho trẻ rất đơn giản. 

Mẹ cần chuẩn bị: 

  • 100g hạt kê rang
  • 100g hạt ngò rang

Cách thức hiện: 

  • Đun sôi 2 vị thảo dược này với nước, ngâm và để nguội trong 15 phút.
  • Lọc bã lấy phần nước, chế thêm nước. Đảm bảo độ ấm vừa đủ, nhiệt độ duy trì trong khoảng 35-38 độ. 
  • Sử dụng khăn xô sạch nhúng vào nước thuốc và nhẹ nhàng lau khắp người cho bé. Thứ tự vệ sinh lần lượt là mặt, lưng và chân tay. Lưu ý, mát xa nhẹ nhàng tại vùng da bị mụn sữa. 
  • Cuối cùng tắm lại cho bé bằng nước ấm. 
Điều trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian
Tắm hạt kê và hạt ngò là mẹo dân gian đem lại hiệu quả trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

2.  Tắm lá khế 

Lá khế là cây chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh được ông cha ta sử dụng và truyền lại cho đến ngày nay. Theo Đông y, lá khế có tính thanh nhiệt, khả năng giải độc tốt. Đặc biệt, lá khế được coi là thảo dược quý nhưng dễ kiếm. 

Để tắm lá khế cho bé mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế. Đem rửa sạch và đun sôi với nước sau đó tắm cho bé như phương pháp tắm hạt kê và hạt ngò. 

3. Sử dụng lá sài đất

Sài đất là cây dại mọc nhiều ở các vùng quê. Cây có vị ngọt chua, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt hiệu quả. Không những vậy, nhiều thử nghiệm khoa học còn cho thấy cây có tác dụng hạ sốt và giảm đau rất tốt. 

Trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng sài đất

Để tắm lá sài đất chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh các mẹ cần: 

  • Chuẩn bị 200g lá sài đất
  • Đem ngâm lá với nước muối loãng, rửa sạch và đem vò nát lá. 
  • Đun lá với 2 lít nước sôi, sau 5 phút tắt bếp và để nguội.
  • Pha loãng nước đã đun và dùng khăn sạch tắm cho bé. 

Lưu ý: Không cào gãi, làm xước da bé đặc biệt là vùng da bị mụn sữa. Chỉ nên thực hiện 3 lần/tuần. 

Điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc

Thuốc điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc áp dụng cho các bé có tình trạng mụn sữa kéo dài

Điều trị mụn sữa bằng thuốc được áp dụng khi tình trạng mụn sữa ở bé kéo dài. Cha mẹ đã sử dụng nhiều phương pháp nhưng không hiệu quả. Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nhi hay da liễu uy tín để được thăm khám. 

Bác sĩ sẽ thăm khám, kê đơn và chỉ định cho bé dùng đến các loại thuốc điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng của bé, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh bôi và thuốc uống.  

Mụn sữa ở trẻ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Hãy áp dụng các phương pháp Sankid.vn gợi ý và nhanh chóng đưa trẻ đến phòng khám gần nhất để kiểm tra nhé! 

Chúc bé khỏe, lớn nhanh!

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *