Trẻ Sơ Sinh Vàng Da – Những Nguy Hiểm Tiềm Tàng – Cách Chữa Tại Nhà

Hiện tượng vàng da của trẻ sinh không phải là hiện tượng gì quá xa lạ với các bậc phụ huynh, tuy nhiên đối với các bậc phụ huynh mới lần đầu nhận thiên chức làm cha mẹ thì có thể khá lo lắng và hoảng sợ, hãy để Sankid định nghĩa lại và giúp các bậc cha mẹ nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng là do cơ quan nội tạng đặc biệt là gan của bé chưa được phát triển toàn diện để đào thải các chất ra ngoài, trẻ sơ sinh vàng da là căn bệnh hết sức phổ biến và không có quá nhiều nguy hiểm tuy nhiên ba mẹ phải phân biệt được Vàng Da Sinh Lý và Vàng Da Bệnh Lý điều này rất quan trọng ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng

 

trẻ sơ sinh bị vàng da
  1. TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA DO SINH LÝ

Vàng da sinh lý là loại vàng da không gây nguy hiểm và là hiện tượng hết sức bình thường đối với trẻ sơ sinh.

Ở trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian chào đời từ 2-5 ngày đầu thường xuất hiện hiện tượng vàng da. Hiện tượng này sẽ ít hơn đối với các bé đã đủ tháng chiếm tỉ lệ chỉ 20-25% . Nguyên nhân của hiện tượng này đó chính sự tích tụ Bilirubin – chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng. Hiện tượng này hay xảy ra với các bé độ tuổi sơ sinh vì các bé có tỉ lệ và lượng tế bào hồng cầu cao và thường xuyên bị vỡ trong quá trình thay mới hồng cầu. Trong khi đó cơ quan nội tạng đặc biệt là gan của bé chưa đủ khỏe để thải hết các Bilirubin ra khỏi máu vì vậy chúng ta mới thấy hiện tượng vàng da. khi trẻ lớn khoảng từ 18 đến 24 tháng thì các cơ quan nội tạng sẽ phát triển mạnh mẽ và khỏe hơn đủ để đào thải hết các Bilirunbin ra ngoài chính vì thế vàng da chỉ là hiện tượng hết sức bình thường và tự khỏi không gây nguy hiểm đến bé

Một số biểu hiện của việc bé bị vàng da Sinh Lý:

  • Vàng da đơn thuần ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn;
  • Xuất hiện sau khoảng từ 2-5 ngày sau sinh;
  • Tự hết bệnh trong vòng 7-10 ngày với trẻ sinh đủ tháng và khoảng 13-15 ngày đối với trẻ sinh non do các yếu tốt về gan
  • Không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác
  • Nước tiểu có màu tối hoặc vàng và phân nhạt màu;
  • Trẻ vẫn phát triển và ăn uống đều đặn lên cân tốt.

 

Phân biệt trẻ sơ sinh bị vàng da
  1. TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA DO BỆNH LÝ

Vàng da Bệnh Lý ở trẻ sinh thì cần sự can thiệp của y tế càng sớm càng tốt. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể gây biến chứng nặng có thể xảy ra như: nhiễm độc thần kinh do gián tiếp Bilirunbin nhiễm và thẩm thấu vào não mà có thể để lại những hậu quả rất nặng nề.  Vì vậy khi mới sinh bé trong chỉ 24 giờ đầu có dấu hiệu vàng da thì cha mẹ hoặc người chăm sóc cần phải lưu ý:

  • Mức độ của việc vàng da rất đậm, vàng thân, mất, lòng bàn chân và tay.
  • Xuất hiện sớm từ 24h đầu tiên sau sinh;
  • Không khỏi sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Có các triệu trứng kèm bên cạnh việc vàng da như: nôn trớ,sốt, khóc rất nhiều, bỏ bú, phân màu bạc
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da mắt
  • Xét nghiệm Bilirunbin cao hơn bình thường theo chỉ định của bác sĩ

Khi phát hiện các biểu hiện và triệu trứng trên thì ba mẹ cần phải liên hệ bác sĩ và đến các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để tránh việc nhiễm độc thần kinh do Bilirunbin gây ra

 

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể đi kèm nhiều triệu trứng khác

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA DO BỆNH LÝ

Hiện nay theo bộ y tế việc điều trị vàng Bệnh lý có 2 phương pháp phổ biến:

  • Chiếu đèn: là phương pháp phổ biến nhất mang tính hiệu quả cao giá rẻ, kinh tế
  • Thay máu: chỉ trong trường hợp đã phát hiện thần kinh đã bị nhiễm độc nặng

Ngoài ra việc tắm nắng mặt trời chỉ tác dụng với Vàng Da Sinh Lý ( Vàng da không nguy hiểm) . Do vậy ba mẹ phải xem rõ các triệu trứng hoặc đưa đến các cơ sở y tế để được thẩm định và bắt bệnh chính xác nhất để tránh các trường hợp đáng tiếc cho bé sơ sinh

 

Chiếu đèn chữa trị trẻ sơ sinh bị vàng da

 

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ TRẺ SƠ SINH BỊ VÀNG DA DO BỆNH LÝ

Phương pháp mang tính hiệu quả cao nhất và truyền thống nhất đó chính là phơi nắng: Tuy nhiên mẹ cần phải lưu ý chỉ phơi nắng sớm từ 6-8h sáng để trẻ hấp thụ tốt nhất và nhiều nhất vitamin có tác dụng tốt cho việc trao đổi chất.

Tránh phơi nắng từ sau 8h sáng hoặc vào buổi trưa chiều vì có rất nhiều tia cực tím, với làn da non nớt của trẻ sơ sinh thì tia cực tím khá hại cho bé.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

PHÒNG NGỮA VÀNG DA DO BỆNH LÝ CHO TRẺ 

Các tốt nhất mà các bậc phụ huynh có thể giúp ngăn ngừa và giúp bé tránh bị vàng da bệnh lý đó chính là cho bé bú sữa đầy đủ:

  • Đối với trẻ bú mẹ được: Bé nên được bú từ 7-12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước và giúp cơ thể đào thải Bilirunbin nhanh chóng và hiệu quả
  • Đối với trẻ không bú mẹ được ( Do mẹ có bệnh hay lý do gì khác): Trẻ có thể bú sữa công thức: Bú với lưu lượng từ 35-60 ml sữa mỗi 2-3 giờ trong 7 ngày đầu tiên

 

Phòng Ngừa Bệnh Vàng Da Đúng Cách

Bệnh vàng da là một bệnh không quá nguy hiểm nếu các bậc phụ huynh trang bị cho mình đầy đủ kiến thức. Cần phải biết và phân biệt rõ các triệu chứng của Vàng Da Sinh Lý và Vàng Da Bệnh Lý hoặc đến các cơ sở ý tế gần nhất để có thể xét nghiệm Bilirunbin sớm nhất và đưa ra hướng điều trị sớm nhất.

Trên đây là một số các khuyến nghị mà Sankid tổng hợp từ những bài nghiên cứu và có cơ sở của bác sĩ và khoa học để tổng hợp lại giúp ba mẹ làm tròn thiên chức của mình. Nếu có thắc mắc hoặc cần liên hệ tư vấn hãy liên hệ sđt 0345.506.970 phục vụ 24/7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *