Tổ chức trung thu cho bé tại nhà mùa dịch Covid-19

101 cách làm đèn trung thu đẹp chóp nhoáng trong 5s

Rằm tháng 8 hằng năm…là dịp Tết Trung Thu. Bố mẹ đang đau đầu tìm ý tưởng để có Tết Trung Thu cho cho bé thật đặc biệt? Vậy Tết Trung Thu là gì? Ý nghĩa Tết Trung Thu cho bé? Làm sao chuẩn bị một cái Tết Trung Thu vui vẻ cùng chụp ảnh cho bé tại nhà trong mùa dịch Covid-19? Hãy cùng Sankid giải đáp những thắc mắc trên ngay sau đây nhé!

Tết trung thu là gì? Ý nghĩa tết trung thu cho bé

Tết trung thu: Nguồn gốc và Ý nghĩa không phải ai cũng biết ...
Tết trung thu là gì? Ý nghĩa tết trung thu cho bé

Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, là một trong nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam với nhiều ý nghĩa thú vị. Tết Trung Thu (Tết Đoàn Viên) thường được tổ chức Rằm tháng 8 hằng năm, là ngày có trăng sáng nhất cả nhà cùng quây quần bên mâm cỗ. Tết Trung Thu gắn liền sự tích huyền bí Chị Hằng và chú Cuội cung trăng. Tết đoàn viên mang nhiều ý nghĩa thú vị cho bé và gia đình.

Ý nghĩa Tết Trung Thu cho bé

  • Tết trung thu là nhịp cầu bình an cho gia đình. Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đèn lồng được treo trước cửa nhà tượng trưng cho sự may mắn bình an hoặc đèn hoa đăng thả trôi trên các bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa. và. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.
  • Ngày Trung Thu ngày xum vầy gia đình bên mâm cỗ, ngày các bé con bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.
  • Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Đồ chơi trung thu cho bé

Đồ chơi trung thu cho bé
Đồ chơi trung thu cho bé

Đồ chơi trung thu truyền thống là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoàn Viên. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng trải qua ít nhất lần đón trung thu thuở nhỏ cùng gia đình. Đến trung thu những đứa con nít trong xóm đều nhộn nhịp hát vang bài đèn ông sao háo hứng chờ đón ba mẹ mua cho những chiếc lồng đèn hay chiếc bánh trung thu thơm ngon.

Dù là xưa hay nay, cứ đến trung thu là điều háo hứng trong các con. Vì thế bố mẹ hãy chuẩn bị những món quà nho nhỏ cho các bé. Những cái tên nổi bật nhất của loại đồ chơi trung thu truyền thống cho bé đó là:

  • Đèn ông sao

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan !”.

  • Mặt nạ trung thu

Một món đồ chơi cũng rất được yêu thích vào dịp tết trung là mặt nạ bồi. Những chiếc mặt nạ mô tả khuôn mặt của các nhân vật trong truyền thuyết, phim ảnh hay truyện tranh như Ông Địa, chú Tễu, chú cuội, chị Hằng, Chí Phèo, Thị Nở, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, chuột mickey… trong màu sắc sinh động và vui nhộn. Các bé sẽ vô cùng thích thú khi đeo mặt nạ hóa trang thành các nhân vật mình yêu thích để cùng tham gia rước đèn trong đêm trăng rằm.

  • Trống trung thu

Trong đêm rằm tháng 8, âm thanh nghe thấy nhiều nhất trong đường làng, ngõ hẻm chính là những tiếng “cắc tùng cắc tùng” giục giã và rộn vang từ chiếc trống quân. Ngoài chiếc trống sư tử thật to hay đặt ở đầu đình, đầu làng, nhà văn hóa, mỗi trẻ nhỏ còn cầm theo một chiếc trống lắc tay, trống bỏi hoặc trống quân nhỏ xinh trên tay. Những âm thanh tích cóp lại vui tươi và rộn ràng cả một vùng quê và khu phố.

  • Đèn lồng trung thu

Nói đến trung thu là phải nói đến lồng đèn trong buổi đi rước trăng. Chiếc lồng đèn đỏ và ánh sáng phát ra từ bên trong tạo nên một hình ảnh vô cùng đẹp mắt cho đêm trung thu.

  • Lồng đèn trung thu handmade

Lồng đèn trung thu handmade có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau như giấy, vỏ lon bia, bình thủy tinh, quả bóng nhựa. Với sự khéo léo, mỗi người sẽ có nhiều cách để thiết kế ra chiếc lồng đèn trung thu theo ý mình.

  • Đèn ông sao handmade

Đơn giản chỉ với que tre, dây cao su nhỏ, keo dán, giấy bóng kính hoặc giấy màu, kéo, thanh gỗ nhỏ. Bố mẹ cũng có thể tự làm đèn ông sao để làm món quà tặng bé thay vì mua đèn ông sao không đảm bảo trên thị trường.

Phối trang phục trung thu cho bé

Những chiếc áo đầm với màu sắc vui nhộn sẽ giúp cho ngày Trung thu của con bạn trở nên sống động hơn. Chiếc đầm xòe phù hợp cho bé diện vào đêm phá cỗ trông trăng. Chiếc đầm có màu trắng và hồng ngọt ngào, nổi bật với chất liệu voan mềm mại. Dành cho các bé trai tinh nghịch và hiếu động là bộ đồ sọc kẻ. Bộ đồ có màu nổi bật phối với các sọc kẻ màu trắng sống động, chất liệu vải mềm mại và thoáng mát.

Nếu bố mẹ yêu thích phong cách truyền thống trong tết trung thu cho bé. Các mẹ có thể chọn cho bé trai cả bé gái những bộ áo dài, khăn đóng truyền thống Việt Nam vô cùng dễ thương đáng yêu.

Áo dài tết trung thu cho bé gái
Áo dài tết trung thu cho bé gái
Trang phục tết trung thu cho bé trai
Trang phục tết trung thu cho bé trai

1001+ ý tưởng tổ chức trung thu cho bé cùng trò chơi độc đáo

Trò chơi trung thu “Thả Đèn Đêm Trăng”

Nếu ai từng sống vùng nông thôn thì không thể nào không biết trò chơi này được. Vào ngày Trung Thu trẻ con trong xóm ngồi tụ lại nhau. Bọn trẻ cùng nhau xếp những chiếc đèn, chiếc thuyền bằng giấy còn mua cả nến nhỏ đặt ở giữa thuyền. Đợi đếm đêm tối trăng lên sáng tỏa cả vùng, những câu hát trung thu âm vang khắp đường làng thì nhịp “Thả đèn đêm trăng” đã đến.

Trên những còn thuyền hay bà kè con sông, người lớn lẫn trẻ em cùng nhau thắp nên lên những con thuyền đã làm và thả chúng trên sông. Con sông sáng rực dưới vầng trăng dịu hiền của Chị Hằng mang ước mơ, mong muốn của những đứa trẻ nhỏ đi xa hơn. Trò chơi này mang ý nghĩa như là nhịp các bé được nói lên suy nghĩ của mình.

Dụng cụ chuẩn bị xếp đèn hoa sen, xếp thuyền thả đèn đêm trăng

  • 1 cuốn tập bỏ, giấy báo
  • 1 cây kéo
  • Nến nhỏ

Hoạt động thả đèn đêm Trung Thu

Bạn chỉ việc tìm kiếm địa điểm vui chơi đêm Trung Thu, vùng nông thôn thì bạn có thể ra các con sông dọc bờ đê. Còn ở thành thị như thành phố Hồ Chí Minh, chắc hẳn con phố Trung Hoa tọa lạc tại quận 5 là địa điểm vui chơi Trung Thu lý tưởng. Tại đây không chỉ có phố đèn lồng mà còn có dòng sông với lễ hội thả đèn Trung Thu hằng năm.

Trò chơi trung thu: Trò chơi úp lá khoai

Cách chơi trò chơi úp lá khoai đêm trung thu: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.

Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp :

“ Mười hai chong chóng

Đứa mặc áo trắng

Đứa mặc áo đen

Đứa xách lồng đèn

Đứa cầm ống thụt

Thụt ra thụt vô

Có thằng té xuống giếng

Có thằng té xuống sình

Úi chà , úi da!”

Trò chơi trung thu: Rước đèn ông sao

Tại nông thôn người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm Trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

  • Cùng đèn ông sao, ngày nay, đèn được làm đa dạng với các hình thù khác nhau: đèn ông sư, đầu sư tử, đèn hình con cá, hình con thỏ…
  • Cùng với rước đèn, mỗi em thiếu nhi cầm trên tay một đồ chơi tinh nghịch cho riêng mình: mặt nạ các nhân vật hoạt hình khác nhau.
  • Những chiếc mặt nạ này thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh.

Xem thêm: 19 mẹo hay chăm con ngoan khỏe cực nhàn cho các mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *