Tất tần tật sự thật về trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy kiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên đây không phải bệnh lý hiếm gặp. Nếu muốn nhanh chóng đẩy lùi tiêu chảy mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, biết cách chăm sóc trẻ và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Tất cả các kiến thức này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn theo dõi. 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nhưng có một số nguyên nhân chính như sau:

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng tấn công đường ruột. Từ đó gây nên tình trạng tiêu chảy. Với tình trạng này có thể chữa bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

tre-so-sinh-bi-tieu-chay-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-xu-tri 1
Nhiễm trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khả năng tiêu hóa kém

Trẻ sơ sinh chưa thể dung nạp hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Vì thế các chất dinh dưỡng còn mắc lại ở ruột chứ không đi vào máu. Vì vậy gây nên tình trạng thiếu chất. Ngoài ra dạ dày tiêu hoá kém gây đau bụng và tiêu chảy. 

Dị ứng thực phẩm

Loại sữa công thức có chứa protein dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó một số loại thức ăn đóng hộp cũng có thành phần gây dị ứng. Do đó mẹ nên cho bé ăn thử trước khi ăn với lượng lớn. 

Rối loạn tiêu hóa 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do bé bị rối loạn tiêu hóa. Vì hệ thống tiêu hóa lúc này của bé còn rất non nớt và nhạy cảm. Do đó thời kỳ chuyển giao giữa sữa mẹ và sữa công thức bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra thời kỳ bắt đầu ăn dặm bé cũng mắc phải tình trạng này. 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 2
Hệ tiêu hóa non yếu khiến trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá

Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên quan sát để xem xét bé bị nặng hay vừa. Bệnh lý này thường được chia thành 3 cấp độ gồm: nặng, vừa và nhẹ. Trong đó ở mức độ nặng bé cần được can thiệp y tế. Dưới đây là triệu chứng từng cấp độ tiêu chảy của trẻ sơ sinh: 

  • Mức độ nhẹ: bé đi tiểu ít hơn bình thường, biếng ăn, mệt mỏi, miệng khô, mắt khô, quấy khóc…
  • Mức độ vừa: da khô, trũng mắt và ngủ li bì…
  • Mức độ nặng: da mất khả năng đàn hồi, 6 giờ không đi tiểu, thóp trũng xuống, lờ đờ, hôn mê, mạch đập nhanh, tụt huyết áp và bất tỉnh…
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 3
Mẹ cần quan sát các biểu hiện để kịp thời xử trí khi bé bị tiêu chảy

Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trên 2 ngày nhiều khả năng bé đã mắc tiêu chảy cấp. Điều này rất nguy hiểm. Khi bé tiêu chảy kèm theo triệu chứng: nôn mửa, mất nước và rối loạn điện giải thì mẹ nên đưa bé đi khám để can thiệp kịp thời. Nếu để lâu có thể dẫn đến nguy kịch cho tính mạng bé. Nếu nhẹ cũng gây sút cân và suy dinh dưỡng. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đúng cách, hiệu quả

Bé bị tiêu chảy thường mất đi lớp vi khuẩn có lợi bảo vệ của đường ruột. Vì vậy mẹ cần bổ sung cho con vi khuẩn có lợi để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân từ thức ăn. Khi con bị tiêu chảy, mẹ hãy áp dụng các cách xử trí sau đây:

  • Cho bé uống nhiều nước hơn để bù nước.
  • Cho bé uống 50 – 100ml nước oresol sau mỗi lần đi vệ sinh nặng.
  • Cho bé ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ mỗi lần cho bé bú và thay tã. 
  • Sử dụng thêm men vi sinh để chữa tiêu chảy cho bé. 
  • Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: chuối, táo và ngũ cốc (đối với những bé đã ăn dặm).
  • Hạn chế cho bé dùng thực phẩm như sữa hộp hay nước ép trái cây. 
Cho bé uống nhiều nước để bù nước
Cho bé uống thêm oresol để phòng mất nước do tiêu chảy

Ngoài ra nên đưa trẻ đi khám nếu có những biểu hiện sau đây:

  • Bé bị tiêu chảy trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
  • Khi ấn vào bụng bé bị đau.
  • Phân bé có lẫn tia máu.
  • Bé bị tiêu chảy kèm sốt.
  • Bé có dấu hiệu mất nước nặng: lưỡi và miệng khô khốc, mắt trúng, khóc không có nước mắt.

Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mặc dù không hiếm gặp và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên sẽ khiến bé rất mệt mỏi và gây sút cân. Do đó mẹ hãy thực hiện những hoạt động sau đẻ phòng ngừa tình trạng tiêu chảy cho bé:

  • Với những bé còn bú sữa mẹ thì mẹ cần cho bé bú đủ cữ.
  • Mẹ giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung dưỡng chất vitamin và chất xơ, chất khoáng cần thiết cho bé. 
  • Nguồn nước cọ bình sữa, rửa bát đĩa của bé cần đảm bảo vệ sinh. 
  • Rửa tay mẹ cẩn thận mỗi lần cho bé ăn. 
  • Rửa tay bé sau mỗi lần vệ sinh cho bé khi đi vệ sinh. 
  • Không cho bé dùng thuốc bừa bãi. Vì như vậy sẽ gây tác dụng phụ xấu cho sức khỏe.
Mẹ lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ mỗi khi chăm sóc bé
Mẹ lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ mỗi khi chăm sóc bé để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào bé 

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hệ tiêu hóa non yếu chưa hoàn thiện của trẻ gây ra. Vì vậy khi thấy con bị tiêu chảy, cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh để mô tả giúp bác sĩ nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết đứng đắn và hiệu quả nhất đẩy lùi tiêu chảy. 

Sankid Studio

Sankid Studio tự tin mang đến cho quý khách một dịch vụ chụp ảnh cho bé, chụp ảnh bầu, mẹ bé, chụp ảnh gia đình hoàn toàn chuyên nghiệp và khác biệt. Cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *