Hiện nay tiêm chủng vẫn là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Những em bé được tiêm chủng đầy đủ sẽ phát triển khỏe mạnh, ít ốm đau. Đặc biệt tiêm chủng giúp giảm tối đa khả năng tử vong khi mắc bệnh. Dưới đây là các mũi tiêm cho bé bảo vệ con yêu cả đời mẹ cần nhớ!
Tầm quan trọng của các mũi tiêm cho bé
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sức đề kháng còn rất mỏng manh và non yếu. Đặc biệt những em bé biếng ăn hay bị mắc suy dinh dưỡng lại càng có sức đề kháng kém. Trong khi đó hiện nay điều kiện môi trường sống thấp, khí hậu biến đổi, dịch bệnh tràn lan và nhiều bệnh mới xuất hiện. Bệnh dịch một khi đã tấn công sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe thậm chí cướp đi tính mạng của con.

Hiện nay khả năng chữa trị của y học hiện đại với các bệnh như SARS, H5N1, H1N1 hay viêm màng não, viêm gan… vẫn còn rất hạn chế. Nhiều trường hợp được điều trị tích cực nhưng cuối cùng vẫn tử vong. Nếu may mắn sống sót cũng để lại những di chứng hết sức nặng nề. Vì vậy trẻ nhỏ cần được tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe trọn đời.
Khi được tiêm chủng sẽ giúp tạo ra kháng nguyên. Từ đó kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể. Các kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt vi rút, vi khuẩn. Khi tồn tại trong máu các kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn chúng xâm nhập sâu.

Các mũi tiêm cho bé theo giai đoạn
Dưới đây là lịch các mũi tiêm cho bé đầy đủ theo chương trình tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng theo từng giai đoạn. Mẹ hãy lưu lại để thực hiện cho con ngay nhé!
Trẻ sơ sinh
Sau khi sinh con cần được tiêm càng sớm càng tốt. Các loại vacxin cần tiêm là Euvax B// Engerix B để phòng viêm gan B. Ngoài ra còn có vacxin BCG giúp phòng chống lao.
Trẻ 2 tháng tuổi
- Tiêm mũi 1 vắc xin Synflorix, Prevenar 13 phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não do phế cầu khuẩn.
- Tiêm mũi 1 vắc xin Rotarix, Rotateq, Rotavin-M1 phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp.
- Tiêm mũi 1 vắc xin phòng 6 bệnh (ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B và bệnh do Haemophilus influenzae nhóm B.
Trẻ 3 tháng tuổi
- Tiêm liều 2 vắc xin uống phòng tiêu chảy cấp do.
- Tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.
Trẻ 4 tháng tuổi
- Tiêm mũi 3 vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp.
- Tiêm mũi 2 vắc xin Synflorix/ Prevenar 13 phòng viêm tai giữa, viêm màng não và viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Tiêm mũi 3 vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1.
Các mũi tiêm cho bé 6 tháng tuổi
- Tiêm mũi 3 vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng bệnh viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi.
- Tiêm mũi 1 vắc xin VA-MENGOC-BC phòng viêm màng não do não mô cầu B+C.
- Tiêm vắc xin Vaxigrip Tetra để phòng cúm
Trẻ 9 tháng tuổi
- Vắc xin Imojev để phòng Viêm não Nhật Bản.
- Vắc xin Varilrix để phòng thủy đậu.
- Vắc xin sởi đơn MVVac phòng sởi.
- Tiêm mũi 2 vắc xin VA-MENGOC-BC phòng viêm màng não do não mô cầu B+C.

Trẻ 12 tháng tuổi
- Tiêm mũi 4 vắc xin Synflorix/Prevenar 13 phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não.
- Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng viêm gan A.
- Vắc xin Jevax để phòng viêm não Nhật Bản B
- Vắc xin Varicella hoặc Varivax để phòng bệnh thủy đậu
- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng sởi, quai bị, rubella.
Trẻ 15 tháng tuổi
- Vắc xin Vaxigrip Tetra để phòng cúm.
- Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A.
- Tiêm lần 4 vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.
Trẻ 24 tháng tuổi
- Uống 2 liều vắc xin Tả mORCVAX.
- Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI phòng thương hàn.
- Tiêm mũi 3 vắc xin Jevax phòng viêm não Nhật Bản B.
- Vắc xin Menactra phòng viêm màng não mô cầu A, C, Y, W -135.
Trẻ từ đủ 3 tuổi
- Vắc xin Tetraxim hoặc Adacel/Boostrix khi trẻ 4 tuổi và nhắc lại sau 10 năm.
- Vắc xin Jevax để phòng viêm não Nhật Bản B.
- Vắc xin Menactra để phòng viêm màng não A, C, Y, W -135.
- Vắc xin Vaxigrip Tetra hoặc Influvac Tetra để phòng bệnh cúm.
- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng sởi, quai bị, rubella.

Trường hợp cẩn trọng với các mũi tiêm cho bé
Các mũi tiêm cho bé rất cần thiết và nên được tiến hành sớm. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể tiêm chủng được. Trước mỗi lịch tiêm của trẻ, mẹ cần theo dõi tình hình sức khoẻ của con. Đồng thời đọc kỹ các chống chỉ định tiêm chủng của thuộc. Ngoài ra các nhân viên y tế cũng sẽ tiến hành thăm khám trước khi tiêm cho trẻ. Những trường hợp sau đây cần thận trọng khi tiêm chủng:
- Những trẻ có tiền lệ bị sốc phản vệ hoặc dị ứng nặng trong lần tiêm trước đó. Ví dụ như trẻ bị sốt cao trên mức 39 độ, sốt kèm co giật hoặc bị tím tái, khó thở, viêm màng não, viêm não…
- Trẻ đang trong tình trạng bị suy chức năng cơ quan: suy tim, suy gan, suy thận, suy hô hấp…
- Những trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, miễn dịch bẩm sinh hay suy giảm chức năng đều không được chỉ định tiêm chủng.
- Không tiêm vacxin cho những bé được mẹ bị HIV sinh ra trừ khi có điều trị dự phòng lây nhiễm.
- Ngoài ra trước khi tiêm bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra lời khuyên tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe lúc đó của con.

Trên đây là danh sách các mũi tiêm cho bé quan trọng nhất. Mẹ hãy ghi nhớ để thực hiện đầy đủ cho con nhé. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bé kỹ trước, trong và sau khi tiêm để theo dõi các phản ứng phụ của thuốc tiêm từ đó có cách xử trí kịp thời. Mời bạn đón đọc thêm những kiến thức chăm con hữu ích khác sẽ được SANKID chia sẻ trong các bài viết tiếp theo nhé!