Những điều cần thiết chuẩn bị năm học mới đầu tiên cho con

Tựu trường là gì? Ý nghĩa ngày tựu trường, mùa tựu trường?

Bố mẹ nào cũng mong muốn con được lớn lên khỏe mạnh, mai sau có công việc, cuộc sống ổn định. Vì thế, việc học luôn được bố mẹ chuẩn bị chu tất, nhất là những buổi tựu trường đầu tiên của bé. Sankid Studio xin chia sẻ những điều cần thiết chuẩn bị năm học mới cho con giúp bố mẹ sẽ không phải bỡ ngỡ, thiếu xót trong ngày tựu trường của bé! 

Tựu trường là gì?

Tựu trường là gì? Ý nghĩa ngày tựu trường, mùa tựu trường?
Tựu trường là gì? Ý nghĩa ngày tựu trường, mùa tựu trường?

Chắc hẳn với một năm đầy sóng gió vì dịch bệnh Covid-19 thì những kế hoạch đi học, tựu trường sẽ bị thay đổi rất nhiều. Ngày tựu trường thường năm được chọn sẽ là ngày 05/09, một ngày đặc biệt mà Bác đã gửi thư cho bé nhân nhịp khai giảng. Tùy theo kế hoạch của từng vùng miền sẽ có ngày khai giảng cụ thể, có thể sớm hoặc trễ hơn so với kế hoạch. Vì thế, bố mẹ nên cập nhật tin tức ngày học, mùa tựu trường của con để tránh việc trễ nảy không mong muốn.

Mùa tựu trường đã đến, những tiếng ve kêu ỉnh ỏi của ngày hè nắng chói cũng giảm dần. Với một người mẹ ngày tựu trường rất quan trọng và ý nghĩa với con, đặc biệt với các trẻ nhỏ lần đầu được đến trường, đến lớp. Mùa tựu trường đầu tiên lúc nào cũng là kỷ niệm đặc biệt và đầy ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Mùa tựu trường đầu tiên là các bé sẽ bắt đầu một giai đoạn mới, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, thầy cô mới.

Mùa tựu trường các bé bắt đầu làm quen với việc đi học đúng giờ, ăn, uống đúng giấc mà không có ba mẹ bên cạnh. Các bé phải tập dần với những thói quen mới, phải tự lập hơn không được ba mẹ chiều chuộng như ở nhà.

Mùa tựu trường lần đầu các bé sẽ được làm quen ngôi trường mới, từng lớp học, bàn ngồi và từng con chữ. Các bé phải tập biết nghe lời thầy cô, tập thói quen không có ba mẹ bên cạnh.

Vì vậy, mùa tựu trường đầu tiên sẽ là một dấu ấn, một bước ngoặc lớn trong lòng các bé nhỏ. Thế nên bố mẹ phải cần chuẩn bị chu tất cho bé về mọi mặt giúp bé bớt bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh.

Chuẩn bị tâm lý khi bắt đầu năm học mới cho bé

Chuẩn bị tâm lý khi bắt đầu năm học mới cho bé
Chuẩn bị tâm lý khi bắt đầu năm học mới cho bé

Khi trẻ đến tuổi đi mẫu giáo hay vào cấp 1, ban đầu hầu hết đều có tâm lý e dè, sợ hãi do chưa tiếp xúc với môi trường nhiều người lạ, phải xa ba mẹ, thay đổi nếp sống sinh hoạt… Do vậy, đối với giai đoạn này cần chuẩn bị thật tốt cho trẻ giúp trẻ tự tin hơn. Vì thế bố mẹ hãy cùng Sankid Studio tìm hiểu tâm lý của bé và giúp bé chuẩn bị năm học mới với tâm lý thật vững vàng với những mẹo sau:

Tâm lý chung của trẻ trong mùa tựu trường đầu tiên

– Ngày đầu tiên đến trường, bé không thể tránh khỏi những lo lắng, nhiều bé không giấu được nỗi sợ hãi, đến môi trường mới bé gặp phải những thay đổi tiêu cực về sức khỏe, thói quen, sinh hoạt…

– Trẻ lo lắng sợ hãi: Có thể nhận thấy một cách rõ ràng là về mặt cảm xúc, các bé còn phụ thuộc rất nhiều vào người lớn, khi đến trường, đối diện với khung cảnh xa lạ, nề nếp sinh hoạt mới, người chăm sóc mới cùng với việc xa bố mẹ thường làm trẻ không thoải mái chút nào.

– Trẻ cảm thấy gò bó vì thay đổi nếp sinh hoạt: Có trẻ sẽ thích ứng với môi trường mới rất nhanh, nhưng có trẻ thì cả tháng, hoặc cả một học kì mới quen được

– Bên cạnh đó trẻ cũng có thể có những rối loạn về dinh dưỡng, rối loạn về tâm sinh lí như trẻ có thể kêu đau bụng, chán ăn, sút cân, dễ nhiễm bệnh, không chịu vào lớp, trở lên nhút nhát lạ thường.

– Sợ xa mẹ cũng thể hiện qua những triệu chứng như rối loạn giấc ngủ: Ngủ mơ, nói sảng, thậm trí rối loạn tiểu tiện như đái dầm, nín tiểu…

Chuẩn bị tâm lý cho bé

Cho trẻ đi học sớm

Độ tuổi đi học phù hợp nhất là giai đoạn 18 tháng – 2 tuổi. Trẻ càng đi học sớm, càng nhanh thích nghi và tránh được tình trạng quấy khóc. Nhiều mẹ lo lắng con chưa nói được nhiều, chưa biết gọi đi vệ sinh, chưa biết tự xúc ăn thì làm sao có thể đi học.
Nhưng đây là giai đoạn vàng của bé mà mẹ không nên bỏ lỡ. Giai đoạn này bé học, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới nhanh và dễ dàng hơn giai đoạn 3 tuổi. Đối với những bé chưa biết nói, chậm nói hoặc ít nói, thì đi học là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé.

Cho bé làm quen trước với trường mới

  • Trước khi nhập học chính thức, mẹ nên nói chuyện với con về việc đi học. Bé sẽ có sự chuẩn bị tâm lý, không bị sốc nếu như được mẹ nói cho biết chuyện gì sắp xảy ra.
  • Mẹ dành ít nhất 2 tuần trước ngày đi học chính thức, dẫn bé đến trường làm quen với cô giáo và các bạn. Mẹ dùng ngôn ngữ dễ hiểu, đơn giản, mô tả cho bé về trường lớp, cô giáo. Vài ngày đầu, có thể chỉ cho bé chơi trong khuôn viên trường. Dần dần cho bé vào lớp và quan sát các hoạt động diễn ra trong lớp. Trong khi đó mẹ dùng từ ngữ miêu tả cho bé hiểu và tạo hào hứng cho bé.
  • Nếu bé không thích, nên dừng lại ngay và đưa bé về nhà. Đừng cố ép buộc bé nếu không sẽ phản tác dụng.
  • Khi bé đã quen dần và không còn sợ hãi, hãy để bé được trải nghiệm tham gia lớp học cùng các bạn. Mẹ ngồi cạnh bé, chơi cùng bé, học cùng bé, theo sát các hoạt động của bé. Mẹ để ý thái độ của bé, nếu bé vui vẻ, mẹ từ từ di chuyển ra xa, nới rộng khoảng cách với bé. Để bé quen với việc ngồi một mình mà không có mẹ.
  • Cho bé làm quen trước với trường mẫu giáo sẽ tạo ấn tượng tốt cho bé về việc đi học. Cách này khá hiệu quả nhưng chỉ có thể áp dụng nếu con học trường tư. Đa phần các trường công không cho phép người ngoài vào tham quan cũng như làm quen trước như vậy.

Áp dụng thời gian biểu ở nhà giống ở trường học

Thời gian biểu thông thường của các bé học nhà trẻ, mẫu giáo như sau:

  • 7h15 – 8h sáng: Cô đón bé
  • 8h45 – 10h: Giờ học của bé
  • 10h30 – 11h: Ăn trưa
  • 12h: Bé ngủ- 14h00: Bé ngủ dậy và ăn nhẹ

Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu này ở trường sắp cho con đi học để rèn cho con đi ngủ đúng giờ, dậy sớm. Nhờ vậy khi đi học chính thức bé sẽ nhanh thích nghi hơn và mẹ cũng đỡ vất vả.

Giúp con làm một “chiến sĩ” mạnh mẽ

Cho dù trường học, cô giáo có hoàn hảo đến đâu mà bé con của bạn yếu đuối, nhút nhát, khó hòa nhập… thì bé sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, vì trong một lớp nhiều học sinh (ít nhất cũng hơn 10 bạn) cô không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và cưng nựng đặc biệt một bạn nào đó. Vì thế, bé càng độc lập, càng ý thức rõ được mình đi học thì bé sẽ càng thích nghi nhanh và sớm yêu trường lớp, bạn bè.

Mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện với con về trường lớp, dành nhiều thời gian cùng con đến trường từng bước làm quen. Mẹ hãy dạy con những thói quen tự phục vụ bản thân, cái gì tự làm được thì nên để con tự làm, đặc biệt nên dạy và luôn nhắc nhở con các thói quen vệ sinh (rửa tay, giữ tay sạch sẽ…)…

Tất nhiên, điều nay còn phụ thuộc nhiều vào cá tính của từng bé nhưng càng chuẩn bị cho con kĩ càng bao nhiêu thì việc đi học của con sẽ càng thuận lợi và ít nước mắt bấy nhiêu, bởi vì, chỉ có mẹ mới là người hiểu và yêu thương con nhất để biết điều gì con thực sự cần, điều gì giúp con khỏe mạnh và điều gì khiến con vui vẻ, hạnh phúc

Trường hợp bé vẫn khóc và sợ đi học

Trong trường hợp bé vẫn khóc và sợ đi học dù đã có thời gian làm quen trước đó. Mẹ tìm hiểu xem lý do bé khóc có phải từ phía nhà trường không. Hãy nói chuyện với bé, hỏi tại sao bé không thích đi học.

Nếu bé chưa trả lời được, mẹ có thể tự trả lời hộ bé. Khi ấy bé sẽ rất hứng thú. Mỗi ngày đều lặp lại như vậy, nói chuyện thường xuyên về lớp học, cô giáo, bé sẽ dần quen và bớt đi cảm giác sợ hãi phải đi học.

Không nên lấy cô giáo dọa bé

Đây là lỗi nhiều bà mẹ Việt gặp phải nhất. Chúng ta thường có thói quen lấy cô giáo, việc đi học ra để dọa bé mỗi khi bé mắc lỗi hoặc không nghe lời. Cách này vô tình khiến cho cô giáo, trường học trở nên khủng khiếp đối với bé.

Chuẩn bị vật quen thuộc cho bé đem theo trường học

Nếu bạn có thể cho con một cái gì đó của bạn, chẳng hạn như một chiếc khăn, bé có thể cảm thấy an ủi hơn. Theo các chuyên gia, giữ một vật của mẹ sẽ giúp con cảm thấy an toàn hơn khi ở một nơi lạ.

Giúp bé hiểu điều gì đang xảy ra

Ngôn ngữ của bé có thể bị hạn chế nhưng bé vẫn hiểu biết rất nhiều. Việc bạn giải thích những gì đang xảy ra sẽ giúp bé dễ chấp nhận hơn.

Đừng đón bé trễ

Nếu đã hứa sẽ đón con vào buổi trưa, mẹ nên có mặt như lời hứa. Việc đón con trễ dù chỉ một lát có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Bé có thể cảm thấy mình bị mẹ bỏ rơi, và tất nhiên, lần sau con sẽ không muốn đến trường thêm lần nào nữa. Cuối cùng, hãy dành nhiều thời gian và tình yêu cho con, gần gũi con để con luôn cảm thấy an toàn, vui vẻ dù ở lớp hay ở nhà bố mẹ nhé!

Hành trang mùa tựu trường đến lớp của bé 

Hành trang mùa tựu trường đến lớp cho bé 
Hành trang mùa tựu trường đến lớp cho bé 

Hiện nay, các nhà sách đã bắt đầu bày bán sách giáo khoa và các dụng cụ học tập. Dẫn bé cùng đi mua các dụng cụ học tập có thể giúp bé tăng hứng thú và niềm vui trong học tập. Được mang những thứ dễ thương mình chọn đi học thì có bé nào mà không thích đâu đúng không mẹ nhỉ? Việc cho bé đi mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập cũng giúp bé định hướng được bé sẽ được học gì trong năm học mới này. Tuy nhiên, có nhiều trường, lớp có những quy định riêng cho giấy bao, nhãn vở thậm chí bút viết của bé, mẹ nên lưu ý để tránh cho bé trở thành “người lạc lõng” trong lớp nhé!

Ngày đầu tiên đi học luôn là một kỷ niệm khó phai tuổi thơ các bé và bố mẹ. Những hình ảnh bé ngây thơ đến lớp, e dè núp bên chân mẹ chắc có lẽ là một niềm vui, niềm hạnh phúc các bậc phụ huynh. Vì thế, bố mẹ đừng quên tranh thủ chụp ảnh cho bé trong ngày đầu tiên đi học và chuẩn bị năm học mới cho bé thật tốt nhé!

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi mua đồ sơ sinh cho bé mẹ nên biết

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *