Cảnh báo: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ tuyệt đối không làm những hành động này

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là hiện tượng sinh lý bình thường đa số các trẻ đều từng mắc. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng mà làm những hành động này. Nếu làm không những khiến con không khỏi mà còn khiến tình trạng trầm trọng hơn. Cùng tìm nguyên nhân sổ mũi của bé để có cách xử trí đúng nhất! 

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi rất đa dạng. Nhưng có 3 nguyên nhân chính như sau: 

  • Do chất gây dị ứng: Các chất dị ứng trong phần hoá, nấm mốc , khói thuốc, bụi bẩn hay lông chó mèo có thể khiến trẻ bị viêm mũi. Từ đó gây nên tình trạng sổ mũi.
  • Do trẻ bị cảm lạnh: Những tháng đầu đời trẻ thường xuyên mắc cảm cúm do cảm lạnh. Chứng bệnh này có biểu hiện chính là sổ mũi. 
  • Do không khí khô: Vào mùa đông không khí rất hanh khô khiến niêm mạc mũi bị kích ứng. Từ đó dịch tiết tự nhiên trong mũi bị khô. Cuối cùng gây ra tình trạng sổ mũi và khó thở.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ tuyệt đối không làm những hành động này-1
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi có thể do bị cảm lạnh

Ba mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi?

Khi con yêu bị sổ mũi, điều đầu tiên mẹ cần làm là giữ bình tĩnh. Sau đó quan sát, suy ngẫm để tìm ra nguyên nhân thực sự gây sổ mũi. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để góp phần giúp chứng sổ mũi nhanh hết. Từ đó bé cảm thấy dễ chịu, ăn ngon, ngủ ngoan hơn.

Kê cao gối cho bé khi ngủ

Khi bé bị sổ mũi, mẹ không nên cho con nằm thấp vì sẽ khiến con càng khó chịu. Thay vào đó nên kê cao gối để những chất nhầy còn tồn lại được tống ra ngoài. Khi bé ngủ kê cao gối cũng khiến chất nhầy không thể chảy đi ngược vào cổ họng gây đau bụng, khó thở. Mẹ hãy chuẩn bị gối mỏng hoặc khăn mềm làm gối cho con. Điều này khiến dịch nước mũi tiếp tục chảy ra dù con đã ngủ. Vì thoải mái nên con sẽ không khóc hay quấy mẹ vào ban đêm nữa. 

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ tuyệt đối không làm những hành động này 2
Khi con bị sổ mũi mẹ nên kê cao gối để con ngủ được thoải mái

Thoa dầu giữ ấm bàn chân

Biện pháp này áp dụng khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi cũng rất hiệu quả. Nhưng sẽ hiệu quả hơn với những trường hợp bé mới chớm bị sổ mũi. Mẹ sử dụng dầu giữ ấm bôi lên lòng bàn chân con. Sau đó tiếp tục massage khoảng một phút mỗi bên chân. Ngoài ra có thể thoa thêm vào vùng bụng, lưng và ngực của con. Điều này sẽ giúp chứng sổ mũi nhanh chóng biến mất. Loại dầu giữ ấm phổ biến thường được các mẹ lựa chọn là dầu tràm hặc dầu khung diệp. 

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi dùng nước muối sinh lý để nhỏ 

Đây chắc chắn là cách làm quen thuộc nhất. Nhỏ nước muối cũng là biện pháp trị sổ mũi được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Phương pháp này giúp cho dịch nhầy trong mũi loãng để dễ bị đẩy ra ngoài. Tiến hành nhỏ nước muối sinh lý loãng cho con khoảng 3-4 lần/ ngày đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên mẹ nên nhỏ cho con trước khi cho con bú. Vì như vậy giúp con dễ chịu và sẽ bú được nhiều hơn. Nước muối sinh lý tuy an toàn nhưng không nên quá lạm dụng sẽ khiến mũi con bị khô. Đặc biệt khi nhỏ mũi cho con cần làm cẩn thận. Vì nếu thao tác sai có thể dẫn đến viêm tai giữa nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ tuyệt đối không làm những hành động này 3
Mẹ nên nhỏ mũi cho con khoảng 3-4 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý

Massage mũi và cho con nằm nghiêng

Nếu con bị sổ mũi bên trái hãy cho con nằm nghiêng về bên phải. Sau đó bạn dùng ngón trỏ bấm vào cánh mũi rồi day nhẹ nhàng. Mỗi ngày mẹ làm cho con khoảng 3 – 4 lần là được. Hoặc mẹ có thể làm đơn giản hơn là vuốt nhẹ sống mũi hai bên của con. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện nhẹ nhàng tránh làm đau con. 

Những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi không dùng miệng hút

Các bà các mẹ vẫn thường làm như vậy. Mỗi lần thấy nước mũi con sắp chảy ra là vội vàng đè ra dùng miệng hút. Nhưng điều này sẽ làm mất đi chất nhầy trong mũi khiến mũi khô. Ngoài ra vi khuẩn từ miệng mẹ xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cho mũi của trẻ. Nếu muốn hút mũi cho con thì nên dùng dụng cụ chuyên dụng. 

Dùng dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho con
Dùng dụng cụ chuyên dụng để hút mũi cho con

Nhỏ nước muối sinh lý nhiều lần

Nhiều mẹ thấy trẻ sơ sinh bị sổ mũi thì sốt ruột không yên. Vì cho rằng nước muối sinh lý an toàn nên cứ vô tư nhỏ liên tục cho con. Điều này khiến mũi mất đi lớp chất nhầy tự tiết ra. Lớp nhầy này chính là màng bảo vệ ngăn vi khuẩn xâm nhập vào mũi. Vậy nên mẹ chỉ cần rửa mũi cho con 3-4 lần/ ngày là được không nên quá lạm dụng. 

Dùng nước ép tỏi trị sổ mũi 

Đây là phương pháp được người xưa truyền lại. Nhưng điều này sẽ khiến mũi con yêu bị nóng rát nguy hiểm. Thậm chí còn gây ra tình trạng dị ứng ở một số bé. Vì trong tỏi có chứa nhiều chất axit amin, kẽm, selen… 

Tỏi không có khả năng trị sổ mũi ở trẻ nhỏ
Tỏi không có khả năng trị sổ mũi ở trẻ nhỏ

Trên đây là những việc bố mẹ tuyệt đối tránh khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Điều quan trọng nhất là mẹ không nên tự ý chẩn bệnh cho con. Sau đó thực hành chữa theo các kinh nghiệm dân gian. Hãy giữ bình tĩnh để tìm nguyên nhân và các biện pháp can thiệp để con nhanh chóng vượt qua. Nếu con lâu không khỏi thì nên đưa đến bác sĩ kiểm tra tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *