Bật mí cách bảo quản sữa mẹ an toàn, đúng chuẩn

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Đâu là cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn để duy trì chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ. Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa khi chuẩn bị lượng sữa dự trữ thuận tiện cho trẻ bú khi mẹ không ở gần. Đừng lo lắng, trong bài viết hôm nay Sankid.vn sẽ bật mí cho bạn cách bảo quản sữa an toàn và đúng chuẩn. Cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé!

Dụng cụ bảo quản sữa mẹ      

Dụng cụ bảo quản sữa mẹ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách bảo quản sữa mẹ. Dưới đây là những vật dụng cơ bản mẹ cần chuẩn bị trước khi tiến hành bảo quản sữa. 

Bình trữ sữa 

Khi lựa chọn bình trữ sữa mẹ có thể chọn dùng bình nhựa hoặc bình thủy tinh. Trong đó, bình thủy tinh được đánh giá cao về độ an toàn nhưng thường có giá cao và dễ vỡ hơn so với bình nhựa. 

Thân bình trữ sữa thường có vạch chia thể tích rõ ràng mẹ có thể kiểm soát được lượng sữa. Đồng thời, việc sử dụng cũng rất thuận tiện bé có thể uống trực tiếp hoặc kết hợp núm ty.  

Dụng cụ quan trọng trong cách bảo quản sữa mẹ
Bình và túi trữ sữa là 1 dụng cụ mẹ cần chuẩn bị

Túi trữ sữa

Túi trữ sữa chuyên dụng thường có dung tích từ 60-120ml. Ưu điểm của dụng cụ này là tính khử trùng cao, có vạch báo hiệu, cảm ứng nhiệt và đặc biệt an toàn trong ngăn mát, ngăn đông tủ lạnh. Túi chỉ sử dụng 1 lần nên đảm bảo bảo an toàn cho bé. Mức giá cũng tương đối rẻ chỉ khoảng 150.000đ – 300.000VNĐ/60 túi. 

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Theo các nghiên cứu y khoa, cơ thể người mẹ đang cho con bú có thể tự điều chỉnh lượng sữa theo nhu cầu của trẻ. Khi trẻ bú (mút) gây ra kích thích lên tuyến vú khiến cơ thể mẹ bài tiết hormone kích sữa, tăng sản xuất sữa. 

Nhằm đảm bảo nguồn sữa cho bé, biện pháp áp dụng thường dùng là vắt vữa nhằm kích sữa hoặc trữ sữa cho bé dùng dần. Trên thực tế, không phải bé nào cũng có điều kiện để bú mẹ trực tiếp đòi hỏi mẹ phải vắt sữa và có cách bảo quản sữa mẹ cẩn thận.

Trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng như đường, đạm, các loại acid amin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sữa mẹ cũng rất dễ lên men, nhanh biến chất và là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nếu không được bảo quản đúng cách. 

Cách bảo quản sữa mẹ về thời gian
Thời gian bảo quản sữa mẹ được khuyến cáo là từ 6 giờ đến 6 tháng

Vậy thời gian bảo quản sữa mẹ ra sao? Theo khuyến cáo của WHO, UNICEF và Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ ở môi trường bên ngoài như sau: 

  • Ở nhiệt độ thường từ 25-35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt có thể để được từ 6-8 giờ. 
  • Ở nhiệt độ từ 4 độ C thời gian bảo quản sữa mẹ sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày.
  • Ở nhiệt độ -5 đến -10 độ C thời gian bảo quản tối đa là 2 tuần.
  • Ở nhiệt độ từ -10 đến -18 độ C sẽ mẹ có thể dùng được tối đa 3 tháng. 
  • Ở nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, sữa mẹ sẽ dùng được trong 6 tháng.

Cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn

Như vậy, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ chính là yếu tố quyết định đến chất lượng và thời gian sử dụng của sữa. Tuy nhiên, không phải cứ tích sữa vào các ngăn tủ lạnh là đã đảm bảo chất lượng sữa.   

Cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn
Vệ sinh dụng cụ vắt sữa đảm bảo sữa không dính vi khuẩn trước khi bảo quản

Cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi vắt sữa. Nếu vắt sữa bằng máy mẹ cũng cần đảm bảo dụng cụ được tiệt trùng sạch sẽ. 
  • Bước 2: Tiến hành vắt sữa và cho ngay sữa vào túi hoặc bình chuyên dụng với dung tích từ 80 – 120ml. 
  • Bước 3: Ghi rõ ràng thời gian, ngày giờ vắt để kiểm soát thời gian sử dụng của sữa. 
  • Bước 4: Để sữa đã vắt ngay vào tủ lạnh, tránh ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt khác. Tùy vào nhu cầu sử dụng bạn có thể để sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đông. Lưu ý rằng, ngăn mát sữa chỉ sử dụng trong thời gian 3-5 ngày, nếu muốn để lâu hãy trữ đông tại ngăn đá, duy trì mức nhiệt thấp hơn -18 độ C. 
  • Bước 5: Trường hợp bị mất điện kéo dài, hãy thay thế tủ lạnh bằng đá viên để lưu trữ sữa mẹ. Sau đó chuyển lại ngăn đá ngay sau khi có điện. 
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Bảo quản sữa trong ngăn đá hoặc ngăn mát tùy vào nhu cầu sử dụng của bé

Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ 

Để đảm bảo chất lượng sữa và an toàn cho bé, trong cách bảo quản sữa mẹ bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên bảo quản sữa bé đã sử dụng thừa sau mỗi cữ. Sữa có thể đã nhiễm vi khuẩn từ nước bọt của trẻ. 
  • Không nên đổ đầy sữa vào bình hoặc túi sữa, hay để lại một khoảng trống nhất định. Bởi khi sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở
  • Sữa mang từ tủ lạnh ra không nên cho lại vào. Sữa đã hâm, bé bú không hết nên loại bỏ vì sữa lúc này đang ở nhiệt độ vi khuẩn dễ xâm nhập nhất. 
  • Không rã đông sữa bằng lò vi sóng, vì nhiệt độ nóng quá nhanh sẽ khiến một số chất trong sữa bị ảnh hưởng.  
  • Không đổ lẫn sữa mẹ mới vắt và sữa đã trữ đông. 
  • Sữa đã bảo quản trong ngăn tủ sẽ có mùi hơi hăng, không thơm như sữa mới vắt. Tuy nhiên, dinh dưỡng không thay đổi, mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng. 
  • Loại bỏ những túi sữa có thời gian tích trữ quá lâu. 
Lưu ý trong cách bảo quản sữa mẹ
Mẹ không nên bảo quản sữa bé đã sử dụng thừa trong ngăn trữ đông

Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ, những lưu ý quan trọng mẹ cần chú ý khi bảo quản sữa cho bé. Hãy lưu lại và áp dụng cho quá trình trữ sữa cho bé yêu nhé! 

Chúc mẹ thành công!

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *