“Tuyệt chiêu” giúp mẹ xoá bay nỗi lo bé không chịu bú bình

Bạn đã làm đủ mọi cách nhưng bé không chịu bú bình, thậm chí chấp nhận nhịn đói cả ngày. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và biết cách khắc phục. Đừng lo lắng, trong bài viết hôm nay Sankid.vn sẽ chia sẻ đến bạn “tuyệt chiêu” xóa bay nỗi lo bé không bú bình giúp mẹ an tâm, bé mau lớn nhé!

Tại sao bé không chịu bú bình
Bé không chịu bú bình khiến mẹ lo lắng

Lý do bé không chịu bú bình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không chịu bú bình. Thường gặp như: 

  • Bé chưa đói: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Do có dạ dày nhỏ nên bé cần bú nhiều lần trong ngày để có đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều mẹ thường cho trẻ ti mọi lúc kể cả khi không đói. Điều này gây ra tình trạng bé không hợp tác khi đổi sang bú bình. 
  • Bé chưa quen: Bú bình là trải nghiệm mới với những trẻ đang bú mẹ. Việc thay đổi thói quen một cách đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi. 
  • Núm ti không phù hợp: Bầu ngực mẹ thường mềm mại hơn so với núm ti của bình sữa. Do đó, việc bé không bú bình có thể do trẻ không quen với cảm giác của núm ti quá cứng. 
  • Chưa quen với sữa công thức: Không phải mẹ bỉm nào cũng đủ sữa cho trẻ bú. Để thay thế và bổ sung dưỡng chất cho bé nhiều mẹ lựa chọn sữa công thức. Tuy nhiên, vì quá quen với mùi vị của sữa mẹ nên bé chưa thích nghi. 
  • Bé mọc răng hay ốm: Mọc răng hay bị ốm đều khiến bé cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, tình trạng ngứa lợi khi mọc răng cũng khiến bé thích cắn chặt răng vào núm ti mà không chịu bú bình.
  • Do thay đổi người cho bé ăn: Mẹ là người cho bé bú bình nhưng vì lý do nào đó phải thay người chăm sóc. Lúc này, bé chưa quen với việc thay đổi và có phần lạ lẫm với người đối diện. Bé trở nên sợ hãi, không hợp tác khi bú bình.  
Giải pháp khi bé không chịu bú bình
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu bú bình

Giải pháp khi bé không chịu bú bình

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bé không chịu bú bình cần có giải pháp phù hợp nhất. Cùng tham khảo một số cách giải quyết mẹ bỉm nhé! 

  • Chỉ cho bé bú bình khi thực sự đói: Đòi ăn khi đói và không ăn khi no là phản xạ tự nhiên ở trẻ. Do đó, nếu mẹ ép trẻ bú bình khi trẻ không đói, bé không chịu bú bình là điều hiển nhiên. Lúc này, mẹ hãy để trẻ thực sự cảm thấy đói mới cho bú bình. Bé chắc chắn sẽ hợp tác.  
  • Tạo thói quen ngậm ti giả trước khi bú bình: Với những trẻ quen ngậm ti giả, mẹ nên cho trẻ ngậm ti trước khi bú bình vài phút.  
  • Nên cho bé học bú bình bằng sữa mẹ: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên cho bé học bú bình bằng sữa mẹ sau 2 tháng tuổi. Việc tạo thói quen bú bình bằng sữa mẹ cũng khiến mẹ dễ dàng thay sữa công thức cho bé. 
  • Thay núm ti phù hợp: Nếu núm ti của bình sữa quá cứng bố mẹ nên thay cho bé múm mềm mại hơn.
Bình sữa cho bé không chịu bú bình
Nếu núm ti của bình sữa quá cứng bố mẹ nên thay cho bé múm mềm mại hơn

Dù đã làm đủ mọi giải pháp nhưng vẫn bé không chịu bú bình. Mẹ cần tìm kiếm giải pháp khác thay thế. Điển hình như: 

  • Dùng thìa đút sữa cho bé: Mặc dù cách này khá tốn thời gian và công sức nhưng cần thiết để giúp bé no bụng, đủ chất.  
  • Cho bé uống bằng cốc: Nếu trẻ đã biết cầm cốc tự uống, mẹ có thể cho bé dùng cốc thay bình. Tuy nhiên, hãy lưu ý chọn cốc phù hợp để tránh bé bị sặc khi uống sữa. 
  • Bổ sung bữa ăn dặm: Khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, nếu không chịu bú bình mẹ nên tăng cường ăn dặm cho bé. Thực đơn ăn dặm có thể tăng lên nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho bé. 

Các cách tập cho bé bú bình hiệu quả

Bú bình đôi khi rất đơn giản với một số bé nhưng với những bé khác thì lại là “ác mộng”. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi chúng ta hoàn toàn có thể tập cho bé bú bình một cách hiệu quả và “nhàn tênh”. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ nên đợi đến khi bé được ít nhất một tháng tuổi. Chỉ sau khi bé biết bú sữa mẹ mới được phép thực hiện cho bé bú bình. Với các mẹ chuẩn bị đi làm, nên cho bé bú bình ít nhất 2 tuần.

Trong quá trình tập bú bình cho bé không chịu bú bình, mẹ nên:

  • Vắt sữa mẹ vào bình cho bé quen dần với cách bú bình. 
  • Khi bé đã quen với bú bình mẹ sẽ chuyển dần sang sữa công thức. Dung tích sữa khuyến cáo tắng dần từ 60ml-80ml-100ml.   
  • Tạo dần thói quen bú bình bằng cách dùng núm ti chảy chậm. Đồng thời mẹ nên để bình sữa nằm ngang tương tự như đang bú mẹ. Trong khi bú, mẹ hãy cho bé tạm dừng thường xuyên và đổi bên giống như khi bú mẹ. 
  • Tập bú bình cho bé khi còn “mơ màng”: Khi vẫn đang ngái ngủ bé sẽ khó nhận ra sự khác biệt giữa vú mẹ và núm bình sữa. Bằng cách này, chỉ trong vòng vài tuần bé sẽ chấp nhận bú bình ngay cả khi tỉnh táo. 
Bé không chịu bú bình phải làm sao
Tập bú bình cho bé khi còn “mơ màng” cũng là giải pháp mẹ có thể áp dụng

Bé không bú bình không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục. Bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, trong trường hợp bé không chịu bú bình, thậm chí bài trừ vú mẹ, trẻ đến bác sĩ để thăm khám. Bố mẹ đừng quá chủ quan!

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *