7 cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hiệu quả cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân có thể đến từ sự thay đổi thời tiết hay do cách chăm sóc của mẹ. Tình trạng này là không tránh khỏi và bé nào cũng sẽ bị một vài lần. Tuy nhiên mẹ không nên chủ quan và để tình trạng kéo dài lâu ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp. Dưới đây là cách trị nghẹt mũi hiệu quả được chuyên gia khuyên mẹ thực hiện cho bé yêu nhé! 

Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ 

Trong khoang mũi trẻ sơ sinh còn chứa nhiều dịch. Vì vậy khi bị nghẹt mũi khiến quá trình hít thở càng trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh rất đa dạng. Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Cảm cúm: nếu bé bị cảm cúm ngoài nghẹt mũi ra còn bị thêm đau họng, chán bú và sốt nhẹ.
  • Cảm lạnh: đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Vì vậy cha mẹ cần chú ý để con không bị mắc cảm lạnh kể cả trong mùa hè. Ngoài ra hạn chế cho bé nằm điều hoà hay thực hiện vận động đổ nhiều mồ hôi. 
  • Dị ứng: nếu trẻ bị dị ứng bởi thời tiết, phấn hoa hay độ ẩm không khí thì cũng có thể bị nghẹt mũi. 
  • Dị vật rơi vào mũi: một số dị vật nhỏ có thể đi vào mũi khi bé ăn uống hoặc nằm chơi. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm để lấy ra giúp bé kịp thời cũng có thể gây nên nghẹt mũi. Ngoài ra còn có thể gây chảy máu mũi rất nguy hiểm. 
  • Nghẹt mũi sơ sinh: bên cạnh các nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi còn có thể là do bé còn chất nhầy bào thai trong mũi chưa hút sạch lúc sinh ra. Trường hợp này thường xảy ra ngay sau khi bé xuất viện về nhà. 
7-cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-hieu-qua-cho-me 1
Trẻ sơ sinh nghẹt mũi có thể do bị cảm lạnh hoặc mắc dị vật trong mũi

Những triệu chứng thường gặp

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi sẽ có một số triệu chứng chính như sau:

  • Trẻ bị ho
  • Trẻ bị hắt hơi
  • Trẻ bị chảy nước mũi
  • Trẻ ngủ ngáy tiếng to hơn bình thường
  • Hơi thở của trẻ nặng nề
  • Trẻ bị sốt (đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nghẹt mũi đã nghiêm trọng và bé bị nhiễm trùng đường hô hấp).
7-cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-hieu-qua-cho-me 2
Bị nghẹt mũi khiến bé khó chịu, ngủ không sâu giấc

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần thực hiện các việc sau đây: 

Làm sạch mũi cho trẻ

Mẹ có thể dùng bông sạch nhúng nước ấm rồi chấm và lau sạch mũi của trẻ. Điều này giúp loại bỏ chất nhầy trong hai lỗ mũi để trẻ dễ chịu hơn. 

Nhỏ nước muối cho trẻ

Cách làm này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất tốt. Mẹ hãy nhỏ cho con nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% giúp làm sạch mũi và giúp trẻ dễ thở hơn. Nhưng mẹ không nên lạm dụng quá vì có thể khiến mũi con bị khô. Ngoài ra không nên tự ý pha nước muối ăn. Đồng thời không dùng nước muối sinh lý đã hết hạn để nhỏ cho con yêu.

7-cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-hieu-qua-cho-me 3
Khi con bị ngạt mũi mẹ cần làm sạch mũi cho con để loại bỏ dịch nhầy

Hút mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 

Phương pháp này được rất nhiều mẹ áp dụng. Hút mũi không những hút được dịch nhầy – tác nhân gây nghẹt mũi mà còn giúp khoang mũi sạch sẽ. Trước khi tiến hành hút mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy. Ngoài ra mẹ cần lưu ý vệ sinh thật sạch sẽ dụng cụ trước và sau khi hút tránh lây bệnh cho bé. Phương pháp hút mũi cũng không nên lạm dụng vì có thể gây kích ứng cho niêm mạc mũi. 

Day cánh mũi trẻ

Động tác day hai bên cánh mũi giúp con dễ thở hơn. Cách làm đơn giản mẹ chỉ cần dùng tay vuốt nhẹ hai bên sống mũi là được. 

Gối cao đầu cho trẻ

Mẹ nhỏ này nhưng rất có võ mẹ nhé. Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hãy dùng một chiếc khăn xô để gối đầu cho trẻ lúc ngủ. Từ đó giúp con yêu dễ ngủ và ngủ thoải mái hơn. Tuy nhiên không nên gối quá cao và chọn loại gối quá cứng cho con. Điều này ảnh hưởng không tốt đến cột sống cổ của trẻ. 

7-cach-xu-tri-khi-tre-so-sinh-bi-nghet-mui-hieu-qua-cho-me 4
Cho bé gối đầu lên một khăn mỏng để giảm bớt sự khó chịu khi bị nghẹt mũi

Dùng máy tạo độ ẩm

Nếu như không khí trong phòng độ ẩm quá cao khiến bé ngột ngạt. Không những vậy còn khiến cho tình trạng nghẹt mũi thêm trầm trọng. Nếu có điều kiện bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp tăng độ ẩm. Nếu không có điều kiện thì bạn có thể mở cửa, dọn dẹp phòng cho thông thoáng và sạch sẽ.

Đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đi khám 

Trong trường hợp bạn đã áp dụng tất cả các cách làm trên. Nhưng trình hình trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm thậm chí trầm trọng hơn. Lúc này bạn cần nhanh chóng đưa con đi đến cơ sở y tế. Đặc biệt trong trường hợp trẻ nghẹt mũi kết hợp chán ăn, bỏ bú hoặc khó thở thì đưa con đi càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện bác sĩ sẽ thăm khám, xét nghiệm và đưa ra kết luận chính xác. Từ đó có thể sớm tìm được hướng điều trị tích cực nhất cho trẻ. 

dua-con-den-gap-bac-si-khi-co-dau-hieu-duong-ho-hap
Đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám nếu tình trạng mũi nghẹt kéo dài

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy mẹ cần giữ tâm thế bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử trí đúng cách. Tình trạng nghẹt mũi kéo dài gây ra các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Vì vậy mẹ hãy quan sát và theo dõi để tìm ra chính xác nguyên nhân để có cách xử trí phù hợp nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của SAN KID. Hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo với nhiều kiến thức bổ ích chăm sóc bé. 

Mời bạn đánh giá bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *